Giải mã văn hóa ẩm thực Azerbaijan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sự phát triển nông nghiệp ở cấp quốc gia đã giúp bảo tồn gần như nguyên vẹn giá trị ẩm thực truyền thống của đất nước Azerbaijan. Thuộc khu vực Nam Caucasus, nơi giao thoa hai lục địa có nền văn hoá lớn nhất thế giới là châu Á và châu Âu, ẩm thực tại Azerbaijan chứa đựng nhiều sự pha trộn độc đáo và thú vị.
Giải mã văn hóa ẩm thực Azerbaijan

Piti

Món súp làm từ thịt - Piti có nguồn gốc từ thành phố cổ Shaki nằm ở phía Tây Bắc Azerbaijan. Người ta thường nói rằng Piti là một trong những món ăn được yêu thích nhất ở Azerbaijan. Khi du khách tới đây và muốn thưởng thực ẩm thực truyền thống, chắc chắn rằng những người dân bản địa sẽ đưa ra gợi ý về món ăn này đầu tiên.

Món Piti ngon và bổ dưỡng được nấu trong chanag, kyupe hoặc dopu (tất cả những từ này đều có nghĩa là chiếc nồi đất trong ngôn ngữ Turkic, trong đó có tiếng Azerbaijan). Công thức nấu món ăn này từ lâu đã vượt qua ranh giới của vùng đất Turkic. Hiện nay, món ăn này có rất nhiều phiên bản tại Balkan, Moldova, Georgia và các nước vùng Địa Trung Hải - nơi chúng được gọi là chanakh hoặc chanakhi,... Nguồn gốc tên gọi của món ăn này bắt nguồn từ tiếng Turkic "bitdi" (hay "bitti" theo thổ ngữ) - nghĩa là "kết thúc lễ hội". Theo khẩu phần, món ăn này bổ dưỡng đến mức bất cứ ai ăn xong món này đều phải thốt lên "bitdi", nghĩa là không cần ăn thêm bất cứ món nào khác.

Giải mã văn hóa ẩm thực Azerbaijan ảnh 1

Ảnh: itinari

Giải mã văn hóa ẩm thực Azerbaijan ảnh 2

Ảnh: itinari

Món hầm được chế biến với thịt cừu, đậu gà, hạt dẻ, mận khô, hành tây, nghệ tây, khoai tây và mỡ đuôi cừu. Nấu món này rất cầu kì và cần nhiều thời gian để hoàn thành, vì thịt cừu chín rất chậm. Món piti thường được hầm trong 2 - 3 tiếng.

Người Azerbaijan dùng loại đĩa có tên kyasa để ăn món piti. Ở đĩa thứ nhất, thực khách rắc muối, hạt tiêu, sumakh (một loại gia vị Trung Đông), bẻ vụn bánh mì và chan nước dùng để tạo thành món súp bổ dưỡng. Ở đĩa thứ hai, thực khách sẽ được thưởng thức các nguyên liệu được hầm nhừ trong nhiều giờ như thịt cừu, đậu gà,...

Dolmah

Trong tiếng Azerbaijan, "dolmah" có nghĩa là "nhồi". Ngoài ra cũng có một động từ khác trong tiếng Azerbaijan là "dolamag" có nghĩa là "gập" và có liên quan trực tiếp đến lá của dolmah dùng để cuốn phần nhân của món ăn. Thuật ngữ dolmah bao gồm nhiều loại món rau nhồi, phổ biến ở vùng Caucasus, Trung Đông và Địa Trung Hải.

Phiên bản nổi tiếng và được yêu thích nhất của món ăn này là Yarpag Domasy (Dolmah lá nho). Dolmah lá nho được chế biến khá đơn giản với gạo, thịt (thường là thịt cừu), đậu gà và các loại gia vị thảo mộc đặc trưng của Azerbaijan. Phần nhân được nêm nếm với muối, lá thì là, mùi tây và cuộn với lá nho tươi đã được rửa sạch và ủ. Những cuộn dolmah sau đó sẽ được luộc trong thời gian dài. Dolmah được phục vụ lạnh hoặc nóng với một ít nước chanh và dầu ô liu. Thực khách sẽ ăn món ăn này với katyk - một loại sữa chua tự nhiên cùng tỏi thái nhỏ và bánh mì tươi.

Giải mã văn hóa ẩm thực Azerbaijan ảnh 3

Ảnh: ethnicspoon

Chế biến dolmah có thể được coi là một bộ môn nghệ thuật. Gạo và nhân bánh cần nấu đủ lâu để ngấm nước cốt của lá nho mà không làm cháy lá. Đó là lý do tại sao dolmah thường được nấu ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài. Món ăn thường được tẩm ướp đậm đà, ngâm chua ngon không cưỡng lại được.

Món cuộn này thường được phục vụ như món chính hơn là một món khai vị. Dolmah truyền thống là một món ăn nhẹ ngon miệng với các loại rau củ giàu chất dinh dưỡng.

Giải mã văn hóa ẩm thực Azerbaijan ảnh 4

Pakhlava

Baklava (trong tiếng Azerbaijan là Pakhlava) là một loại bánh ngọt có các loại hạt và mật ong phổ biến trên khắp vùng Caucasus, Trung Đông và đông Địa Trung Hải. Cái tên này xuất phát từ hình dạng bên ngoài là một hình thoi - tượng trưng cho lửa và do các chuyên gia về thảm của Azerbaijan gọi là "Pakhla". Đây là loại bánh ngọt dành cho lễ hội Noruz - lễ hội ca ngợi mặt trời mỗi khi mùa xuân đến tại Azerbaijan.

Món ăn này hiếm khi được chế biến tại nhà, vì các loại hạt có giá thành cao và việc chế biến khá tốn công sức. Lớp bột mỏng, giữa có nhân quả óc chó, Pakhlava có tới 12 lớp bánh được chế biến kì công. Món bánh ngọt này có nhiều nguyên liệu độc đáo như hạt anh túc trắng, gyulab (chiết xuất hoa hồng) và được nướng trong nhiều giờ đồng hồ. Sau khi ra lò, Pakhlava mang theo mùi bơ nồng nàn cùng vị ngọt ngào vô cùng đậm đà.

Giải mã văn hóa ẩm thực Azerbaijan ảnh 5

Ảnh: 196 flavors

Saj Ichi

Saj Ichi là món ăn có nguyên liệu chính là thịt cừu, nội tạng cừu hoặc các loại thịt khác. Saj ichi lấy tên từ một bộ đồ ăn bằng gang đa năng có hình khiên dẹt được người Turkic sử dụng. Món ăn này có thể được làm từ cá tầm, thịt cừu, thịt bê hoặc thịt gà. Đây là một trong những món ăn ngon nhất của ẩm thực Azerbaijan. Saj ichi thường được kết hợp với các loại rau củ như khoai tây hình khối, cà tím, ớt chuông, hành tây và cà chua.

Món ăn ngon này kết hợp hoàn hảo với Ayran, một loại đồ uống Azerbaijan - Thổ Nhĩ Kỳ siêu sảng khoái và tốt cho sức khỏe, được làm từ nước, sữa chua và muối.

Giải mã văn hóa ẩm thực Azerbaijan ảnh 6

Ảnh: azertac

Giải mã văn hóa ẩm thực Azerbaijan ảnh 7

Ảnh: flickr

Nush olsun! Chúc ngon miệng!

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.