Giải Nobel Hòa bình của Dmitry Muratov có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà báo Nga

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm 1993, Tổng thống Liên bang Xô Viết Mikhail Gorbachev đã sử dụng một phần số tiền giải Nobel Hòa bình của bản thân để giúp thành lập tờ báo Novaya Gazeta. Gần 30 năm sau, tờ báo có một giải Nobel Hòa bình khác trong dòng chảy lịch sử của mình. Dmitry Muratov, tổng biên tập Novaya Gazeta, cùng với nhà báo Maria Ressa, đã được vinh danh “vì những nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, vốn là điều kiện tiên quyết cho dân chủ và hòa bình lâu dài”.
Dmitry Muratov, một trong hai nhà báo giành giải Nobel Hòa bình vào ngày 8/10/2021, là người đồng sáng lập tờ báo độc lập của Nga Novaya Gazeta, được ủy ban Nobel gọi là "tờ báo độc lập nhất ở Nga hiện nay, với quan điểm cơ bản là phê phán quyền lực". Ảnh: Aleksandr Kazakov
Dmitry Muratov, một trong hai nhà báo giành giải Nobel Hòa bình vào ngày 8/10/2021, là người đồng sáng lập tờ báo độc lập của Nga Novaya Gazeta, được ủy ban Nobel gọi là "tờ báo độc lập nhất ở Nga hiện nay, với quan điểm cơ bản là phê phán quyền lực". Ảnh: Aleksandr Kazakov

Dmitry Muratov là ai?

Muratov và một nhóm cộng sự bắt đầu xuất bản tờ Novaya Ezhednevnaya Gazeta (Báo mới hàng ngày), đưa tin về chính trị, tham nhũng và tội ác chiến tranh ở Chechnya. Năm 1995, Muratov được bổ nhiệm làm tổng biên tập và tờ báo có tên hiện tại là Novaya Gazeta (Báo Mới), một trong những tờ báo lớn cuối cùng của Nga thường xuyên chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin và đã đưa tin rộng rãi về tình trạng tham nhũng của chính phủ ở nước này. Novaya Gazeta được mệnh danh "tờ báo dũng cảm nhất" của Nga.

Báo chí hoạt động dựa trên thực tế, và tính chính trực chuyên nghiệp của Novaya Gazeta đã khiến tờ báo trở thành một nguồn thông tin quan trọng tiết lộ mọi khía cạnh có thể bị kiểm duyệt của xã hội Nga, vốn hiếm khi được các phương tiện truyền thông khác đề cập đến.

Ủy ban Nobel cho biết trong một tuyên bố công bố giải thưởng ngày 8/10/2021

Muratov và nhóm của ông đã được công nhận vì những nỗ lực bất chấp rủi ro để đẩy lùi các cuộc tấn công của chính quyền vào tự do báo chí ở Nga. Nga xếp hạng thứ 150 trong số 180 quốc gia trong bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2021 của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.

Ủy ban Nobel cho biết tổng biên tập Muratov đã từ chối từ bỏ chính sách độc lập của tờ báo. “Ông ấy luôn bảo vệ quyền của các nhà báo - được viết bất cứ thứ gì họ muốn, về bất cứ điều gì họ muốn, miễn là họ tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạo đức của nghề báo”.

Giải thưởng là một sự ủng hộ đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh đối với nền báo chí độc lập của Nga, vốn luôn chịu áp lực trong suốt 21 năm cầm quyền của Vladimir Putin, cũng chính là chiến thắng vinh quang mà Muratov đem về cho các nhà báo bị sát hại.

Những ngày tăm tối

Trong những năm 1990, nhóm biên tập hầu như đều phải chật vật xoay sở kiếm sống. Tờ báo không có tiền trả lương, mọi thứ các biên tập viên, phóng viên nhận được ngoài nhiệm vụ làm báo đều được đem đầu tư trở lại vào Novaya Gazeta.

Vào những năm 2000, một nguồn hỗ trợ tài chính đến từ Gorbachev và Aleksandr Lebedev, chủ ngân hàng và doanh nhân người Nga. Cả hai đã ủng hộ mong muốn của Muratov là duy trì vai trò của Novaya Gazeta như một cơ quan điều tra. Họ cũng trở thành bạn bè của Muratov, chia sẻ niềm hạnh phúc lúc thành công cũng như nỗi đau của Muratov trước những mất mát của tờ báo.

Novaya Gazeta thường được gọi là tờ báo “dũng cảm nhất” của Nga và là một trong những tờ báo có tỷ lệ nhà báo bị sát hại cao nhất trong số các phương tiện truyền thông Nga. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2021, sáu nhà báo của Novaya Gazeta đã thiệt mạng khi tác nghiệp, đặc biệt là trong đó có Anna Politkovskaya bị sát hại vào ngày 7/10/2006 - gần 15 năm trước khi Muratov được trao giải Nobel Hòa Bình.

Giải Nobel Hòa bình của Dmitry Muratov có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà báo Nga ảnh 1

Dmitry Muratov bên linh cữu của nhà báo bị sát hại Anastasia Baburova. Ảnh: Yuri Kochetkov

Một tương lai tươi sáng hơn?

Năm 2009, sau khi một luật sư và nhà báo làm việc cho Novaya Gazeta bị các nhà hoạt động cực hữu sát hại, Muratov đã tạo ra một giao thức an ninh để bảo vệ các nhà báo đang thực hiện các cuộc điều tra nguy hiểm.

Muratov là một nhân vật có một không hai. Ông không bao giờ ngại lên tiếng bênh vực các nhà báo và những tiếng nói bất đồng, dù biết rằng bản thân và nhóm biên tập có thể bị tấn công. Ông là lãnh đạo của một mạng lưới truyền thông giúp các nhà báo Nga ở những vùng nguy hiểm tiếp tục công việc của họ dưới sự bảo vệ mang tính biểu tượng của Muratov.

Muratov đã kết bạn với hàng nghìn người trên tất cả các lĩnh vực của xã hội Nga, bao gồm các chính trị gia hàng đầu, nhân viên thực thi pháp luật và giới siêu giàu. Muratov sử dụng ảnh hưởng và các mối quan hệ của mình không phải để làm giàu cho bản thân mà để duy trì nơi trú ẩn cuối cùng của cường quốc báo chí điều tra ở Nga.

Giải Nobel sẽ khiến Muratov có ảnh hưởng lớn hơn trong nước và cũng khiến ông có thêm nhiều kẻ thù trong giới thượng lưu, những người sau này có thể tuyên bố rằng ông đã phản bội Nga để xin tài trợ và giải thưởng nước ngoài. Nói một cách hình tượng, giải thưởng này sẽ trao quyền cho tất cả các nhà báo điều tra Nga, những người chiến đấu cho cuộc sống và nghề nghiệp của họ trong bối cảnh các cuộc tấn công vẫn tiếp tục diễn ra.

Các nhà báo Nga đã phản ứng như thế nào trước giải Nobel dành cho Muratov?

Trong khi sự công nhận đối với Muratov được hoan nghênh rộng rãi, một số người cảnh báo rằng điều đó sẽ không đủ để bảo vệ các nhà báo.

Ilya Azar, phóng viên đặc biệt của Novaya Gazeta, nói với TIME rằng anh tự hào về Dmitry Muratov vì đã nhận được giải thưởng. Giải thưởng như lời khẳng định tờ báo “đang đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận và nhân quyền ở Nga".

Nhưng nếu ai đó coi giải Nobel này cho Muratov là một tín hiệu mạnh mẽ để phương Tây yêu cầu Putin dừng các vụ truy tố ở Nga, thì họ đã nhầm. Nếu đó là ý tưởng, thì Ủy ban Nobel lẽ ra phải trao giải thưởng cho Alexei Navalny (một chính trị gia và nhà hoạt động chống tham nhũng người Nga), đây là điều mà nhiều nhà hoạt động ở Nga cho rằng - sẽ là một động thái mạnh mẽ.

Ilya Azar, phóng viên đặc biệt của Novaya Gazeta

Navalny là nhà lãnh đạo đối lập nổi tiếng nhất của Nga và là nạn nhân của một vụ ám sát có liên quan đến Điện Kremlin vào năm 2020. Vào tháng 2, ông bị kết án tù dài hạn vì được cho là vi phạm lệnh quản chế, trong một động thái được hầu hết các nhà quan sát quốc tế coi là một hành động của sự đe dọa của nhà nước. Navalny nổi tiếng trên diễn đàn quốc tế bằng hoạt động tổ chức các cuộc biểu tình và tranh cử, ủng hộ các cải cách chống lại tham nhũng ở Nga, Tổng thống Nga Putin cũng như chính phủ của Putin.

Alexandrina Elagina, một nhà báo Nga, quản lý biên tập viên của trang web tin tức tiếng Nga Polit.ru,người đã bị một nhóm đeo mặt nạ tấn công vào năm 2016 khi đang đưa tin ở khu vực Caucasus của Nga, cho biết: “Rất khó khăn để trở thành tổng biên tập (ở Nga) hiện nay. Muratov xứng đáng được nể trọng". Bà nói thêm: “Nhưng nhiều người ở Nga tin rằng Alexei Navalny xứng đáng giành chiến thắng."

Tại một cuộc họp báo hôm 8/10/2021, Dmitry Muratov thậm chí còn nói rằng ông sẽ bỏ phiếu cho Navalny để giành giải thưởng, nếu ông có mặt trong ủy ban quyết định giải thưởng.

Một phát ngôn viên của Điện Kremlin đã chúc mừng chiến thắng của ông Muratov và gọi ông là một nhà báo "dũng cảm". Bình luận này làm dấy lên nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng, trong bối cảnh còn nhiều hoài nghi liên quan đến trách nhiệm của chính phủ trong việc tạo ra môi trường làm việc khó khăn đối với các nhà báo.

Trong cuộc họp báo, Muratov đã hỏi các quan chức Điện Kremlin rằng liệu ông còn bị cho là một điệp viên nước ngoài sau khi đã giành được giải thưởng hay không. Trước đó, Điện Kremlin đã nhận định 47 hãng truyền thông và khoảng 10 nhà báo là điệp viên nước ngoài trong một động thái bị các nhà quan sát tự do báo chí trên toàn thế giới chỉ trích.

Theo Time, The Conversation
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?