Giải Nobel Y sinh thuộc về ba nhà khoa học phát hiện ra virus viêm gan C

Ba nhà khoa học phát hiện ra virus viêm gan C đã giành Giải Nobel Y sinh năm 2020.
Chân dung ba nhà khoa học giành giải Nobel Y sinh năm 2020. Ảnh: Getty Images
Chân dung ba nhà khoa học giành giải Nobel Y sinh năm 2020. Ảnh: Getty Images

Theo công bố của Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển) lúc 16 giờ 30 ngày 5/10 (theo giờ Việt Nam), ba chủ nhân của Nobel Y sinh năm nay là các nhà khoa học Harvey J. Alter (Mỹ), Michael Houghton (Anh) và Charles M.Rice (Mỹ).

Ủy ban Nobel cho biết công trình nghiên cứu của bộ ba đã giúp giải thích nguồn gốc chính gây bệnh viêm gan qua truyền máu mà không phải do virus gây viêm gan A và B. Nhờ công trình của họ, nền y học thế giới có thể thực hiện xét nghiệm máu và phát triển thuốc mới, cứu sống hàng triệu người.

Theo Ủy ban Nobel, công trình của họ đã giúp loại bỏ bệnh viêm gan lây qua đường máu ở nhiều nơi trên thế giới. Phát hiện của họ cũng giúp phát triển nhanh thuốc kháng virus dùng cho bệnh nhân viêm gan C.

Ủy ban cho biết: "Lần đầu tiên trong lịch sử, căn bệnh này có thể chữa được, mang lại hi vọng loại bỏ virus viêm gan C trên toàn cầu". Ước tính có trên 70 triệu ca viêm gan toàn thế giới và 400.000 người chết mỗi năm vì bệnh này.

Nhà nghiên cứu y khoa và cũng là bác sỹ Harvey J. Alter làm việc tại Viện Y tế Quốc gia (NIH) thuộc Bộ Y tế và Nhân sinh Mỹ. Trong khi đó, ông Charles M. Rice là chuyên gia về virus học tại Đại học Rockefeller. Ông từng được trao giải thưởng Lasker năm 2016 cùng với hai nhà khoa học Ralf Bartenschlager (người Đức) và Michael Sofia (người Mỹ). Ông Michael Houghton là nhà khoa học làm việc tại Đại học Alberta của Canada.

Nobel Y sinh là giải đầu tiên được công bố trong mùa giải Nobel hằng năm. Tiếp đó sẽ là các lễ công bố giải Nobel Vật lý vào ngày 6/10, Nobel Hóa học vào ngày 7/10, Nobel Văn học vào ngày 8/10, Nobel Hòa bình vào ngày 9/10 và Nobel Kinh tế vào ngày 12/10. 

Năm nay, mỗi giải thưởng Nobel trị giá 10 triệu krona Thụy Điển, tăng 1 triệu krona so với năm ngoái. Giải thưởng sẽ được chia đều cho những người cùng đạt giải.

Do ảnh hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, lễ trao các giải Nobel y học, vật lý, hóa học, văn học và kinh tế theo truyền thống ở Stockholm không thể diễn ra. Thay vào đó, sự kiện này sẽ được tổ chức qua cầu truyền hình. Trong khi đó, Viện Nobel Na Uy sẽ thu hẹp quy mô lễ trao giải Nobel Hòa bình dự kiến diễn ra tại thủ đô Oslo (Na Uy) vào tháng 12 tới do tình hình dịch COVID-19.

Giải Nobel Y học năm ngoái được trao cho 3 nhà khoa học William Kaelin, Peter Ratcliffe và Gregg Semenza nhờ những khám phá về cách thức các tế bào cảm thụ và thích ứng với môi trường oxy thay đổi.

Theo Báo Tin tức
BTC chương trình với nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm mang đến những kỷ niệm đẹp cho các bạn học sinh Ảnh: BTC.
Điểm nhấn thú vị trong ngày hội tư vấn tuyển sinh Diễn Châu 3 Open Day
(Ngày Nay) - Tiếp nối 14 mùa tổ chức thành công rực rỡ, Diễn Châu 3 Open Day 2025 đã chính thức khởi động trở lại với chủ đề “Dream Catcher”. Với tinh thần nhiệt huyết cùng những giá trị thiết thực, chương trình nhận được sự hưởng ứng và quan tâm đông đảo từ phía học sinh cũng như các bậc phụ huynh.
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
Google đối diện rắc rối pháp lý mới
(Ngày Nay) -  Ngày 6/1, Google cho biết công ty con này của Alphabet đang phải đối mặt với khiếu nại thứ hai từ tổ chức đại diện quyền lợi cho người lao động Mỹ.
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.