Giảm bơm tiền qua thị trường từ Ngân hàng Nhà nước

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong một số phiên đấu thầu gần đây trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có nhiều phiên giảm lượng tín phiếu mua vào, theo đó đã ít bơm tiền hơn qua kênh này.
Giảm bơm tiền qua thị trường từ Ngân hàng Nhà nước

Trong phiên đấu thầu ngày 18/7 trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước chỉ mua vào chưa đến 3 nghìn tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 4,5%/năm.

Một số phiên ghi nhận lượng tín phiếu được Ngân hàng Nhà nước mua vào khá ít gần đây có thể kể đến như trong phiên 15/7 chỉ mua vào gần 3 nghìn tỷ đồng, phiên 12/7 chỉ mua vào 522 tỷ đồng…

Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái mua tín phiếu khá nhiều, cụ thể vào các ngày 8 và 9/7, cơ quan điều hành thị trường tiền tệ đã mua vào gần 10 nghìn tỷ đồng tín phiếu mỗi phiên loại tín phiếu kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 4,5%/năm. Tiếp đó trong 2 ngày 10 và 11/7, cơ quan này gia tăng lượng tín phiếu mua vào với giá trị mỗi phiên lên tới gần 15 nghìn tỷ đồng và cũng với tín phiếu kỳ hạn 7 ngày và lãi suất vẫn là 4,5%/năm.

Cùng với động thái mua tín phiếu, NHNN vẫn duy trì đều đặn việc bán tín phiếu và trong tất cả các phiên trong tuần đều có tín phiếu bán ra, nhưng khối lượng khá nhỏ.

Các hoạt động trên thị trường mở thực hiện theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên. Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở thay mặt Thống đốc Ngân hàng Nhà nước điều hành nghiệp vụ thị trường mở.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân) được công nhận là thành viên khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện gồm: Có tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước; được Ngân hàng Nhà nước cấp mã ngân hàng.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.