Giám đốc Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng: "Một không gian văn hóa độc đáo cho du khách”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đầu năm 2016, công trình văn hóa mang tên “Đường Sách TP.Hồ Chí Minh” ra đời và chính thức đi vào hoạt động, liền sau đó, công trình này được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật của TP.HCM trong của 2016. Từ đường giao thông Nguyễn Văn Bình, nơi đây trở thành không gian tri thức, điểm đến văn hóa của đông đảo bạn đọc, du khách trong nước và thế giới...
Không gian Đường Sách TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn
Không gian Đường Sách TPHCM - Ảnh: Giản Thanh Sơn

Những ngày đầu tháng 11/2024, Đường Sách TP.HCM bận rộn chuẩn bị cho các hoạt động chào mừng những ngày lễ lớn diễn ra vào dịp cuối năm và năm mới 2025. Dịp này, Giám đốc Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng chia sẻ:

“Nơi đây không chỉ là không gian của văn hóa đọc, của bút nghiên sách vở mà còn là nơi diễn ra các hoạt động nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, từ dân gian đến đương đại thông qua ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật sân khấu, nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, sưu tầm…

Đường Sách TP.HCM không chỉ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước mà còn là điểm đến thường xuyên của các doanh nhân, trí thức, của các gia đình vào dịp cuối tuần, đặc biệt là của các trường học, cơ sở giáo dục, với đông đảo các bạn trẻ học sinh, sinh viên đến đây học tập vui chơi giải trí, được sớm tiếp cận với sách, tham gia các hoạt động trải nghiệm phát triển kỹ năng, trí não, dần hình thành tình yêu và thói quen đọc sách trong không gian an toàn, không khói thuốc, không xe cộ, không rác thải, không tiếng ồn, với hàng me xanh ngát, không gian trong lành quyện trong mùi thơm của sách, an yên giữa lòng thành phố”.

Giám đốc Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng: "Một không gian văn hóa độc đáo cho du khách” ảnh 1

Giám đốc Công ty Đường Sách Lê Hoàng: "Tôi cho rằng, nơi đây không chỉ là không gian của văn hóa đọc, của bút nghiên sách vở mà Đường Sách TP.HCM còn là nơi diễn ra các hoạt động nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc..." - Ảnh: Giản Thanh Sơn

- Giám đốc có thể cho biết sơ nét về hoạt động của Đường Sách trong thời gian qua?

Ông Lê Hoàng: Qua 5 năm hoạt động, tổng doanh thu đạt gần 143 tỷ đồng; ổn định và có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Mặc dù dưới tác động của đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động sự kiện, kinh doanh của các gian hàng vẫn diễn ra bình thường và đang tăng tốc. Cũng trong chừng thời gian ấy, Đường Sách TP.HCM đã tổ chức được 1.088 hoạt động, sự kiện nổi bật; cùng với hơn 300 đơn vị, đối tác hoạt động trên các lĩnh văn hoá, chính trị, xã hội, ngoại giao trong và ngoài nước.

Trong đó mỗi năm, có hơn 130 cuộc giao lưu, giới thiệu sách góp phần phát triển văn hoá đọc, gieo sự đam mê, yêu thích, lôi cuốn nhiều bạn trẻ đến với sách. Riêng hai năm 2019 - 2020, có hơn 200 chương trình hoạt động văn hoá đọc, thu hút đông đảo học sinh đến với Đường Sách, bao gồm các cuộc giao lưu “đọc sách mang lại lợi ích gì cho học sinh”, "tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường", "vui kể chuyện sách cùng con", "bé học luật giao thông"… Tất cả tạo nên một bầu không khí vui tươi, thoải mái, vừa học vừa chơi, giúp học sinh đến với sách một cách tự nhiên, nuôi dưỡng tình yêu đối với sách, góp phần hình thành thói quen đọc sách cho các em từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Giám đốc Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng: "Một không gian văn hóa độc đáo cho du khách” ảnh 2

Đường Sách TP.HCM không chỉ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước mà còn là điểm đến thường xuyên của các doanh nhân, trí thức, của các gia đình vào dịp cuối tuần - Ảnh: Giản Thanh Sơn.

- Tôi cho rằng, Đường Sách không chỉ là nơi mua, đọc và trao đổi sách mà còn là nơi gặp gỡ, trao đổi nghề nghiệp của các tác giả, nhà xuất bản, nhiều sự kiện về văn hóa đọc, văn học nghệ thuật, các cuộc giao lưu giới thiệu tác phẩm, tác giả và giao lưu văn hóa vùng miền, trong nước và quốc tế?

Ông Lê Hoàng: Đúng! Cảm ơn cảm nghĩ của nhà báo. Đường Sách TP.HCM là công trình văn hóa của thành phố, là nơi diễn ra các hoạt động lưu hành, trao đổi sách, nơi tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hóa đọc của thành phố và là nơi phục vụ nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân thành phố và du khách, đặc biệt trong đó có khá lớn du khách quốc tế. Chúng tôi còn phối hợp, tổ chức và điều hành hoạt động của các đơn vị xuất bản, phát hành trên Đường Sách; với các Nhà Xuất bản, Công ty sách tổ chức các sự kiện liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, tọa đàm giao lưu tác giả - độc giả; tổ chức các hoạt động liên quan đến ngành nghề xuất bản và văn hóa đọc…

Chúng tôi phấn đấu sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình Đường Sách ra các quận huyện khi có điều kiện, hướng tới xây dựng thương hiệu văn hóa đọc cho thành phố. Không ngừng tổ chức giới thiệu, xúc tiến các sự kiện, triển lãm, giới thiệu hội nghị, hội thảo liên quan đến các ấn phẩm sách, báo, tạp chí… được phép lưu hành. Đặc biệt, chúng tôi tổ chức điều tra thị trường và thói quen mua sắm của người tiêu dùng cho mục đích xúc tiến bán và phát triển những ấn phẩm sách, báo, tạp chí mới với những dữ liệu qua phân tích, thống kê và phát hành sách, văn hóa phẩm.

Giám đốc Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng: "Một không gian văn hóa độc đáo cho du khách” ảnh 3

Trong hai năm 2019 - 2020, có hơn 200 chương trình hoạt động văn hoá đọc, thu hút đông đảo học sinh đến với Đường Sách - Ảnh: Giản Thanh Sơn.

- Được biết, đã có gần 2.000 sự kiện diễn ra tại Đường Sách TP.HCM (từ 2016-2024), tiêu biểu như hoạt động lễ hội gắn với các sự kiện chính trị - xã hội – văn hóa – giáo dục… Theo tôi, đây là một kết quả khá thú vị kể từ khi đường Nguyễn Văn Bình xuất hiện không gian văn hóa này, thưa Giám đốc?

Ông Lê Hoàng: Vâng! Đường Sách TP.HCM là sân chơi của nhiều giới, nhiều lĩnh vực, trong đó có nhiều hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa, đặc biệt là chúng tôi phát triển thêm một số sân chơi văn hóa nghệ thuật tổ chức phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế ban đêm nhằm góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của thành phố. Đối tác tham gia tổ chức các gian hàng ngày càng nhiều, tạo nên sự nhộn nhịp cho Đường Sách vào những ngày cuối tuần, thu hút bạn đọc, du khách tham gia tương tác...

Hoạt động trưng bày, triển lãm những tác phẩm sáng tác trên nhiều lĩnh vực văn hóa nghệ thuật; các sự kiện giao lưu giới thiệu tác giả, tác phẩm, ký tặng sách; trình diễn nghệ thuật truyền thống đến hiện đại, từ những ký ức đến thực tại; giao lưu văn hóa, nghệ thuật của các tổ chức nước ngoài; giao lưu, trao đổi về nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc; các diễn đàn về phát triển văn hóa đọc dành cho học sinh, sinh viên; trải nghiệm với nghề đóng sách, phục chế sách; sân chơi tương tác, hoạt động trải nghiệm thu hút đông đảo bạn đọc, du khách, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, Hội sách Tết, Hội sách thiếu nhi, các hoạt động kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, Ngày Truyền thống ngành Xuất bản, In và Phát hành…

Giám đốc Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng: "Một không gian văn hóa độc đáo cho du khách” ảnh 4

Đối tác tham gia tổ chức các gian hàng ngày càng nhiều, tạo nên sự nhộn nhịp cho Đường Sách vào những ngày cuối tuần, thu hút bạn đọc, du khách tham gia tương tác... - Ảnh: Giản Thanh Sơn.

Trong thời gian qua, chúng tôi có những hoạt động khá sôi nổi như giao lưu giới thiệu sách thu hút trung bình khoảng 100 người tham dự/buổi với nhiều thể loại từ văn học nghệ thuật, nghiên cứu, khoa học công nghệ, kinh tế, lịch sử, kiến trúc, sách thiếu nhi, chính trị - pháp luật, tôn giáo, lịch sử… đáp ứng được đa dạng nhu cầu tìm đọc và nghiên cứu của bạn đọc. Nội dung sách phù hợp với bạn đọc từ nhiều độ tuổi khác nhau, có tính thẩm mỹ, tính giáo dục cao.

Đường Sách còn tổ chức các hoạt động thực hiện nhiều chương trình như: tổ chức tọa đàm giao lưu về phát triển văn hóa đọc, các chương trình tập huấn hỗ trợ giáo viên, học sinh dạy và học trong nhà trường; thực hiện Dự án “Danh mục sách khuyến nghị hỗ trợ dạy và học”; nhiều tọa đàm trực tiếp và trực tuyến “Về văn hóa đọc – thách thức, cơ hội và kiến nghị”; “Phát triển văn hóa đọc trong thanh niên”; “Cuốn sách – cuộc đời: Thắp lửa tri thức”; Tọa đàm "Đọc thế nào và Xây dựng tủ sách gia đình”; diễn đàn “Lắng nghe chúng con nói” chủ đề “Con thích đọc gì”; “Bàn về văn hóa đọc của giới trẻ ngày nay”; “Nói về chuyện đọc - đọc để học tốt hơn”; “Làm bạn cùng con qua những trang sách”…

Giám đốc Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng: "Một không gian văn hóa độc đáo cho du khách” ảnh 5

Trong thời gian qua chúng tôi kết hợp chặt chẽ với ngành giáo dục nhằm gắn với hoạt động phát triển văn hóa đọc, gieo niềm tin và thói quen đọc đến với học sinh từ ghế nhà trường thông qua chương trình “Du hành vui cùng sách” và khám phá các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường... - Ảnh: Giản Thanh Sơn.

- Đường Sách TP.HCM và ngành giáo dục đã phối hợp như thế nào trong thời gian qua, thưa Giám đốc?

Ông Lê Hoàng: Chúng tôi kết hợp chặt chẽ với ngành giáo dục nhằm gắn với hoạt động phát triển văn hóa đọc, gieo niềm tin và thói quen đọc đến với học sinh từ ghế nhà trường thông qua chương trình “Du hành vui cùng sách” và khám phá các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường, sân chơi phát triển kỹ năng, tương tác dành cho bạn đọc vào các ngày cuối tuần: sân chơi vẽ tương lai, tô mơ ước; tự tay làm sách chiếu bóng – biến phòng ngủ thành rạp chiếu phim; giao lưu đêm nhạc acoustic chủ đề “Âm nhạc và văn học”, “Những ca khúc bước ra từ sách”; trải nghiệm đóng sách và tìm hiểu kỹ thuật phục chế sách xưa; trải nghiệm với máy bán sách tự động; trải nghiệm các trò chơi dân gian; sân chơi kể chuyện với thiếu nhi “Chúng ta cùng kể chuyện – Let’s stories”, kể chuyện cùng sách âm nhạc; sân chơi khu vườn của bé với trải nghiệm vẽ chậu và trồng cây;

Trải nghiệm vòng quay hạnh phúc; trang trí cá gỗ, chuồn chuồn tre; lớp vẽ ngoại khóa miễn phí; đổi sách lấy cây; đổi rác công nghệ lấy sách; đổi sách cũ tích điểm nhận sách mới hoặc các sản phẩm quà tặng như quạt, bookmark, hộp quà làm từ mo cau; trải nghiệm phong tục lễ hội, trang phục của các dân tộc Việt Nam; làm quả địa cầu từ giấy tái chế; các hoạt động giao lưu, giới thiệu về du lịch, ẩm thực TP.HCM; xem các tác phẩm kịch chuyển thể từ sách; tự làm bánh trung thu; quyên góp sách cho các dự án đưa sách lên vùng cao; chiến dịch nâng cao nhận thức sinh viên, tiết học ngoài trời, hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh phát triển những kỹ năng mềm…

Ngoài ra, Đường Sách còn tổ chức thư viện mini – xe bus sách “Chuyến xe chở tri thức – chở tương lai”: đảm bảo vận hành hoạt động của xe bus sách – thư viện mini miễn phí phục vụ nhu cầu của bạn đọc tại Đường Sách TP.HCM. Thường xuyên tổ chức trưng bày, triển lãm tư liệu lịch sử, giới thiệu tủ sách theo chủ đề, sách đoạt giải thưởng sách quốc gia, sách xưa, sách quý, sách công nghệ, trưng bày báo Xuân, sách của người làm báo… nâng cao hiệu quả giới thiệu sách đến với công chúng bằng nhiều hình thức, phát triển văn hóa đọc trong gia đình, trường học, doanh nghiệp, trong nhiều lĩnh vực như báo chí, y học, khoa học, nghệ thuật…

Giám đốc Đường Sách TP.HCM Lê Hoàng: "Một không gian văn hóa độc đáo cho du khách” ảnh 6

Đường Sách đã tăng cường kết nối quốc tế để phát triển văn hóa đọc thông qua việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức cộng đồng, tổ chức ngoại giao - Ảnh: Giản Thanh Sơn.

- Đường Sách có kết nối gì với quốc tế, thưa Giám đốc?

Ông Lê Hoàng: Chúng tôi đã tăng cường kết nối quốc tế để phát triển văn hóa đọc thông qua việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức cộng đồng, tổ chức ngoại giao, các hiệp hội nghề nghiệp tổ chức các hoạt động phù hợp với tính chất, tiêu chí hoạt động của Đường Sách TP.HCM, như: Hiệp hội các Viện Văn hóa và các Đại sứ quán châu Âu – EUNIC, Viện Goethe, Viện Pháp, Viện Văn hóa Ý; TLSQ các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Nhật, Ấn Độ, Hội Đồng Anh; Liên Hiệp các tổ chức Hữu nghị TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia…

Gần đây nhất vào tháng 10/2023, Đường Sách TP.HCM đã phối hợp Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo quốc gia trong khuôn khổ chuỗi hoạt động Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á tại TP.HCM, với sự tham gia của các nước thành viên ABPA: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines, Campuchia...

Hiện tại, bình quân mỗi ngày tại Đường Sách TP.HCM đều có sự kiện, mật độ tổ chức hoạt động cao nhưng vẫn đi đúng định hướng và kỳ vọng của cư dân thành phố về một không gian văn hóa, tri thức với các sự kiện giao lưu, giới thiệu các đầu sách có giá trị bên cạnh các sân chơi tương tác, các loại hình văn hóa nghệ thuật khác; góp phần giáo dục lớp trẻ hình thành một thế hệ tương lai tri thức, văn hoá - văn minh. Tạo dựng một không gian văn hóa độc đáo, địa chỉ văn hóa hấp dẫn, hoạt động ổn định, lâu dài cho phát triển văn hóa đọc; tạo sự gắn kết giữa sách, người làm sách, viết sách với người đọc, góp phần cho sự phát triển ngành xuất bản, in và phát hành; hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, giáo dục, du lịch trên địa bàn TP.HCM.

Cảm ơn Giám đốc Lê Hoàng! Chúc ông dồi dào sức khoẻ! Chúc Đường Sách TP.HCM ngày càng phát triển!

Lê Hoàng, Giám đốc Đường Sách TPHCM, Ủy viên Thường vụ Hội xuất bản sách, Chủ nhiệm CLB Văn hóa đọc, Đại sứ Văn hóa đọc TPHCM:


Đường Sách TP.HCM với chiều dài 144m, lòng đường rộng 8m với 30 gian hàng của 5 Nhà Xuất bản; 9 Công ty sách; 4 gian sách quý – sách xưa; 2 quán café sách; 2 gian hàng quà lưu niệm và các không gian diễn ra hoạt động giao lưu, trải nghiệm dành cho bạn đọc như không gian dành cho nghệ thuật đóng sách và phục chế sách quý; xe bus sách - thư viện mini phục vụ bạn đọc miễn phí; sân chơi thiếu nhi; sân khấu dành để tổ chức hoạt động sự kiện; khu trưng bày sách hỗ trợ dạy và học dành cho học sinh; khu vực đọc sách tiếng Anh miễn phí; chiếu nghỉ để bạn đọc dừng chân đọc sách hay lòng đường phục vụ các chương trình triển lãm, sự kiện, lễ hội, sân chơi tương tác…


Đường Sách có lối kiến trúc đặc sắc với không gian mở nhưng vẫn đảm bảo được sự hài hòa kiến trúc với các cụm di tích văn hóa, lịch sử truyền thống lân cận như Nhà thờ, Bưu điện… Kiến trúc Đường Sách TP.HCM được đánh giá là một thiết kế sáng tạo hiếm có, đoạt giải thưởng cao nhất trong IFLA AAPME Awards 2022, hạng mục Tiềm năng Kinh tế. IFLA AAPME Awards 2022 - “Climate Crisis Design” (tạm dịch: Thiết kế Khủng hoảng Khí hậu) là giải thưởng thiết kế quốc tế do Liên đoàn Kiến trúc sư Cảnh quan Quốc tế (IFLA) khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APR) tổ chức, phối hợp với IFLA khu vực Châu Phi và Trung Đông.

Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn mong muốn văn hóa Phật giáo VN được giới thiệu ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025
Trưởng lão HT.Thích Thiện Nhơn mong muốn văn hóa Phật giáo VN được giới thiệu ấn tượng tại Đại lễ Vesak 2025
(Ngày Nay) - Chiều 11/11, Đoàn công tác Ban Văn hóa Trung ương do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, UVTT HĐTS, Trưởng ban Văn hóa Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến vấn an Đức Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN - Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, tại chùa Quốc Ân Khải
Việt Nam Quốc Tự: ngôi chùa có kiến trúc bề thế bậc nhất Sài Gòn
Việt Nam Quốc Tự: ngôi chùa có kiến trúc bề thế bậc nhất Sài Gòn
(Ngày Nay) - Nằm ở số 244 đường Ba tháng Hai, quận 10, Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa lớn được khởi công xây dựng năm 1964 theo đồ án thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ. Việt Nam Quốc Tự còn là một trong những ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh nổi tiếng nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
Bảo tồn và phát huy nghề chằm nón ngựa 300 năm tuổi
(Ngày Nay) - Nghề chằm nón ngựa Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát (Bình Định) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 956/QĐ-BVHTTDL. Đây vừa là niềm vinh dự, tự hào to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, vừa ví như “luồng sinh khí” mới giúp những hộ hành nghề có thêm động lực, quyết tâm gắn bó, xây dựng làng nghề vững mạnh hơn.
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
Trả lại màu xanh cho sông Hồng
(Ngày Nay) - Sau khi cơn bão Yagi đổ bộ vào tháng 9/2024, một lượng lớn rác thải trôi dạt và tích tụ dọc sông Hồng, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường nước và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái ven sông. Các thành viên Hội Yêu Rác đã đồng loạt ra quân, tổ chức chiến dịch dọn rác sông Hồng với sự tham gia của hơn 800 tình nguyện viên.