Gian nan 'cõng chữ lên non'

Trường Tiểu học Tri Lễ 4 (xã biên giới Tri Lễ, huyện Quế Phong, Nghệ An) không có nữ giáo viên, không đường giao thông, không điện… Toàn bộ 46 giáo viên của trường đều là nam, các thầy vượt qua đỉnh núi để nâng bước học sinh đến với những con chữ.
Gian nan "cõng chữ lên non"
Gian nan "cõng chữ lên non"

Nằm giữa bản làng người Mông, Trường Tiểu học Tri Lễ 4 vốn được xem là một trong những điểm khó khăn nhất của huyện Quế Phong vì đường sá đi lại và các điều kiện sinh hoạt vô cùng khó khăn.

Cách trung tâm thị trấn hơn 30 km, nhưng để vào được trường phải đi mất cả ngày. Bởi để đến được điểm trường của mình, các giáo viên nơi đây hằng ngày phải đi xe máy vượt qua một trong những cung đường dốc, hiểm trở bám theo sườn núi. Con đường này mùa khô cát bụi mịt mù, mùa mưa thì ngập trong bùn đất lầy lội.

Gian nan 'cõng chữ lên non' ảnh 1

“Trường Tiểu học Tri Lễ 4 có 1 điểm chính và 5 điểm lẻ, nằm thành vòng cánh cung trên tuyến biên giới Việt – Lào. Không có con đường nào có thể đi đến cả 6 điểm trường này được, trong đó điểm trường chính và điểm trường Huồi Mới 1, Huồi Mới 2 phải di chuyển trên 2 cung đường ngược nhau. 

Trường có 46 giáo viên, tất cả đều là nam. Với cung đường đến trường như vậy, có lẽ tổ chức cũng không nỡ phân công giáo viên nữ vào đây công tác”, thầy Lang Văn Nhàn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tri Lễ 4 nói.

Gian nan 'cõng chữ lên non' ảnh 2

Con đường đến trường của các thầy trường Tri Lễ 4

Đây còn là ngôi trường biết đến với nhiều “không”: không đường ôtô, không điện, không sóng điện thoại, không Internet…

Con đường gieo chữ gian nan bao nhiêu thì những khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học tại Trường tiểu học Tri Lễ 4 cũng khó chẳng kém. Tri Lễ là xã vùng sâu vùng xa và khó khăn nhất của huyện Quế Phong, Nghệ An.

Thê nên công tác giảng dạy, thiếu điện lưới còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của các thầy nơi đây. Hàng ngày thức ăn chủ yếu của các thầy là cá khô, lạc, vừng... Để có thể cải thiện bữa ăn, các thầy phải tranh thủ vào rừng hái măng hay xúc cá dưới khe suối.

Ăn ở khó khăn là thế nhưng gian nan hơn hết thảy là việc... giữ được học trò. Nơi đây 100% là người dân đồng bào dân tộc Mông. Cuộc sống đói nghèo khiến các gia đình không quá quan tâm đến việc học của con cái. Phụ huynh  thường xuyên đi nương rẫy 2 - 3 tháng mới về việc nên giữ được các em ngồi trên ghế nhà trường cũng là một thử thách lớn.

Với những người bỏ đồng bằng lên miền núi dạy học, thiếu thốn vật chất hay đường rừng hiểm nguy chỉ là chuyện nhỏ. Cảnh bố mẹ già, con thơ dại ở xuôi cùng lòng áy náy khi quăng hết gánh nặng gia đình cho vợ cáng đáng mới là nỗi băn khoăn lớn nhất.

Cuộc sống tách biệt, không sóng điện thoại, không Internet cũng là thử thách lớn với các thầy giáo trẻ. Thế nhưng, vất vả, hiểm nguy rồi cũng lùi lại phía sau khi phía trước là các em học sinh đồng bào Mông đang chờ...

Theo Infonet
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.