Giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực trong 10 năm qua

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 14/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" (Nghị quyết 29), kết nối tới tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Giáo dục và đào tạo đã có nhiều đổi mới, chuyển biến tích cực trong 10 năm qua

Dự hội nghị có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Lại Xuân Môn cùng đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, hội nghề nghiệp cùng các đơn vị đào tạo.Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ: Nghị quyết số 29 có vai trò đặc biệt quan trọng; đánh dấu bước phát triển mới về tư duy chiến lược của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo; thể hiện tầm nhìn, quyết tâm, định hướng chiến lược đối với giáo dục, phát triển bền vững đất nước. Cả hệ thống chính trị, trong đó nòng cốt là ngành Giáo dục đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra.

Đến nay, sau 10 năm, sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Bộ mong muốn cùng các Bộ, ngành, địa phương nhận diện khách quan, đầy đủ, sâu sắc bức tranh giáo dục cả nước trong 10 năm qua, từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước...

Báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 đã cho thấy giáo dục và đào tạo nước ta trong 10 năm qua đã có những đổi mới rất to lớn, chuyển biến tích cực. Cụ thể, hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Chương trình Giáo dục phổ thông mới, chuyển từ nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh. Chất lượng giáo dục phổ thông cả đại trà và mũi nhọn ngày càng nâng cao, được thế giới ghi nhận. Giáo dục thường xuyên phát triển đa dạng về nội dung và hình thức, góp phần xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, đặc biệt là thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm, giáo dục nghề nghiệp ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, cơ bản khắc phục tình trạng học lệch, học tủ và giảm áp lực, tốn kém cho xã hội. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản được chuẩn hóa, từng bước đảm bảo số lượng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được cải thiện, bước đầu đáp ứng yêu cầu đổi mới; tích cực thực hiện chuyển đổi số trong toàn ngành Giáo dục; xã hội hóa giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng... Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị để sớm khắc phục.

Qua tổng kết, đánh giá từ thực tiễn cho thấy, những quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết 29 mang tầm chiến lược, cơ bản vẫn còn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Vì vậy, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất Bộ Chính trị ban hành Kết luật của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29, trong đó yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện quyết liệt hơn, hiệu lực, hiệu quả hơn nữa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo; Hội Khuyến học Việt Nam, các đơn vị đào tạo đều cho rằng những định hướng đổi mới trong Nghị quyết 29 đã tạo điều kiện cho giáo dục phát huy thế mạnh, có nhiều đổi mới, sáng tạo, tích cực, năng động; khơi dậy mạnh mẽ sự tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Các địa phương trên cơ sở thực tiễn đã ban hành nhiều chính sách phát triển đội ngũ, đầu tư xây dựng cải tạo trường học, tạo điều kiện nâng cao chất lượng nhà giáo phù hợp. Các đại biểu cũng nêu kiến nghị nhằm thực hiện hiện quả hơn nữa Nghị quyết 29 trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh khẳng định: Nghị quyết 29/NQ-TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước về giáo dục đào tạo. Ông đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm về giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Ông cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho ngành Giáo dục phát triển nhanh hơn. Đảng và Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.