Giới thiệu Dự án làm phim tài liệu nghệ thuật về Phật hoàng Trần Nhân Tông

(Ngày Nay) -  Ngày 1/12, tại Hà Nội, Chi hội Ngôi trường cuộc sống Sắc màu tự nhiên (trực thuộc Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội) tổ chức Triển lãm tranh “Thủy mặc đề thơ của Phật hoàng Trần Nhân Tông” và trò chuyện, giao lưu về con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Giới thiệu Dự án làm phim tài liệu nghệ thuật về Phật hoàng Trần Nhân Tông ảnh 1
Khách mời giao lưu, trò chuyện về Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Phương Lan/TTXVN

Sự kiện nằm trong khuôn khổ hoạt động gây quỹ cho Dự án phim "Hành trình hoằng dương Phật pháp và sự khai sáng của Thiền phái Trúc Lâm của Phật hoàng Trần Nhân Tông", do họa sỹ Thái Tĩnh làm chủ Dự án, cùng các cộng sự là các đạo diễn, biên kịch, nhà nghiên cứu văn hóa, Phật giáo... thực hiện.

Tại sự kiện, các khách mời đã nghe các diễn giả, là những nhà nghiên cứu về Phật giáo trò chuyện về vua Trần Nhân Tông và con đường đến với Phật pháp của ông; nghe ê kíp làm phim chia sẻ về dự án phim… Chiêm ngưỡng các tác phẩm tranh thủy mặc đề thơ Phật hoàng Trần Nhân Tông do họa sĩ Thái Tĩnh vẽ, cùng tham gia vẽ tranh thư pháp…

Họa sỹ Thái Tĩnh chia sẻ, Dự án phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông là dự án mang tính cộng đồng. Với mong muốn thực hiện bộ phim nói về cuộc đời và sự nghiệp, cũng như những di sản của Phật hoàng Trần Nhân Tông để lại cho hậu thế, họa sĩ Thái Tĩnh cùng ê kíp làm phim đã cùng nhau thực hiện dự án, trên tinh thần đi sâu vào tìm hiểu con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ê kíp làm phim hy vọng bộ phim sẽ giúp công chúng có thêm những thông tin hữu ích về quá trình hoằng dương Phật pháp của ngài, về tinh thần đạo trong đời của ngài để lan tỏa ra công chúng.

Họa sĩ Thái Tĩnh cho biết thêm,‎ ý tưởng thực hiện bộ phim này được anh ấp ủ từ khoảng 5 năm trước. Là người thực hành thiền định, họa sĩ Thái Tĩnh muốn thực hiện bộ phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông với mong muốn gửi gắm thông điệp và lan tỏa tinh thần tốt đời đẹp đạo của những người tu hành đến với cộng đồng.

Dự án đang được họa sĩ Thái Tĩnh cùng các cộng sự triển khai thực hiện. Hoạt động tổ chức triển lãm tranh thư pháp, giao lưu, trò chuyện với khách mời lần này là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các sự kiện giới thiệu dự án tới công chúng và gây quỹ để thực hiện bộ phim.

Đại diện Chi hội Ngôi trường cuộc sống Sắc màu tự nhiên cho biết, Chi hội là tổ chức luôn hướng tới việc tổ chức những hoạt động văn hóa, giáo dục có tính cộng đồng, giúp tất cả chúng ta cùng thưởng thức cuộc sống trên các khía cạnh khác nhau về vẻ đẹp của sự giản dị, gần gũi với thiên nhiên...

Một trong những mục tiêu hoạt động của Chi hội là kết nối con người với quê hương đất nước, với cội nguồn dân tộc. Dự án làm phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông là dự án đầu tiên được thực hiện, nhằm hướng con người quay về với cội nguồn dân tộc, với quê hương đất nước. Dự kiến ê kíp sẽ thực hiện 5 tập, mỗi tập dài khoảng 25 phút. Khi hoàn thành sẽ công chiếu phục vụ khán giả.

Phim được thực hiện dưới dạng phim tài liệu nghệ thuật, có thể sẽ có một số cảnh được phục dựng lại. Quá trình làm phim, ê kíp có tham vấn ý‎ kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, Phật giáo…

Tại sự kiện ra mắt lần này, các khách mời đã cùng tham gia vẽ tranh thư pháp và bán đấu giá gây quỹ cho Dự án phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.