Gỡ khó về tổ chức dạy học tích hợp, hoạt động trải nghiệm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dù đã triển khai các môn học tích hợp và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp đến năm thứ 3 nhưng các nhà trường vẫn lúng túng vì gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thường cho hay đào tạo, bồi dưỡng là quá trình liên tục với phương châm tập trung cao độ nhất cho đội ngũ giáo viên.
Thứ trưởng Phạm Ngọc Thường cho hay đào tạo, bồi dưỡng là quá trình liên tục với phương châm tập trung cao độ nhất cho đội ngũ giáo viên.

Ngày 10/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tập huấn về tổ chức dạy học môn các môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho các cán bộ quản lý, giáo viên trên cả nước.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 63 tỉnh thành.

Nhiều vướng mắc dù đã bước vào năm thứ 3

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết 2023-2024 là năm học thứ 3 ngành Giáo dục triển khai thực hiện dạy học môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ở cấp trung học cơ sở. Đây là nội dung mới, khó trong Chương trình giáo dục phổ thông mới trong khi điều kiện các vùng miền, địa phương khác nhau về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên… nên không tránh khỏi khó khăn, vướng mắc, lúng túng. Vì vậy, buổi tập huấn được tổ chức nhằm tiếp tục xác định rõ những thuận lợi và khó khăn, vướng mắc, cùng trao đổi, thảo luận để thống nhất hình thức tổ chức thực hiện.

Tổng hợp về thực trạng triển khai môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp tại các địa phương, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành cho hay các khó khăn chủ yếu của các địa phương, cơ sở giáo dục là thiếu giáo viên, thiếu trang thiết bị và vật dụng thí nghiệm, lúng túng trong tổ chức thực hiện hoạt động, trong tổ chức kiểm tra đánh giá và khó khăn về kinh phí.

Cụ thể, cơ cấu giáo viên không đồng đều giữa các phân môn để đảm bảo dạy đúng chuyên môn. Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn tích hợp hoặc không được đào tạo đầy đủ, chưa đủ điều kiện, tự tin để dạy được các chủ đề trong chương trình môn học. Một số nơi giáo viên chưa được đào tạo bồi dưỡng dạy học tích hợp môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý nên gặp khó khăn trong việc dạy học (như Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Quảng Trị, Bạc Liêu, Kon Tum). Một số địa phương không có giáo viên được đào tạo chuyên môn về Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp (như Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Quảng Trị, Đắk Nông).

Việc thiếu giáo viên khiến nhà trường gặp khó khăn khi bố trí, sắp xếp thời khóa biểu. Nếu bố trí dạy song song các mạch kiến thức để ổn định số tiết/tuần cho giáo viên thì các chủ đề có thể bị xáo trộn, không đúng với tinh thần môn học tích hợp bởi chương trình thiết kế theo mạch kiến thức logic.

Trong tổ chức thực hiện hoạt động còn chưa đồng bộ giữa chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn của tác giả viết sách giáo khoa về Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp nên cán bộ quản lý, giáo viên gặp khó trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục và sự phân công của cơ sở giáo dục. Số tiết để tính định mức cho giáo viên tăng lên, trong khi biên chế giáo viên không thay đổi, không có kinh phí để trả thừa giờ cho giáo viên. Nhà trường, giáo viên cũng lúng túng khi xác định nội dung chủ đề theo loại hình sinh hoạt dưới cờ; cách thức tổ chức trong một thời điểm cho nhiều lớp, nhiều khối lớp; cách tính tiết, chế độ cho giáo viên thực hiện.

Bên cạnh đó, việc tổ chức, đánh giá kết quả học tập của học sinh gặp khó khăn do chương trình dạy theo chủ đề nên có những phân môn được dạy nửa đầu học kỳ và tổ chức kiểm tra vào cuối kỳ, do đó kiến thức của học sinh không được liên tục.

Về cơ sở vật chất, các nhà trường không đủ trang thiết bị và vật dụng thí nghiệm để học sinh thực hiện các thí nghiệm, các phòng bộ môn chưa đảm bảo cho công tác dạy học.

Về kinh phí, chưa có hướng dẫn cụ thể việc sử dung ngân sách trong việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp. Việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ngoài nhà trường đem lại hiệu quả cao nhưng khó khăn về kinh phí tổ chức thực hiện.

Nhà trường cần chủ động, linh hoạt dạy và học

Trước những khó khăn trên, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Nguyễn Xuân Thành đã đưa ra các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ cho các địa phương và cơ sở giáo dục.

Cụ thể, với tích hợp, các nhà trường phân công giáo viên phù hợp năng lực chuyên môn với nội dung dạy học (theo mạch nội dung lớn của chương trình môn học hoặc theo các chủ đề). Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích phân công giáo viên đã được bồi dưỡng chuyên môn đảm nhận việc dạy học 2 mạch nội dung hoặc toàn bộ chương trình môn học nhưng phải thực hiện từng bước, bảo đảm yêu cầu về năng lực chuyên môn và sự tự tin, sẵn sàng của giáo viên để bảo đảm chất lượng dạy học.

Việc xây dựng kế hoạch dạy học tổ chức linh hoạt về thời gian, thời điểm thực hiện các mạch nội dung lớn của chương trình hoặc các chủ đề trong từng mạch nội dung lớn của chương trình. Trong đó, sắp xếp thời khóa biểu không để xảy ra tình trạng quá tải cho giáo viên và bảo đảm nội dung dạy học trước là cơ sở cho nội dung dạy học sau đó.

Với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục theo từng chủ đề. Thời khóa biểu linh hoạt, không bắt buộc phải thực hiện lần lượt các chủ đề theo trình tự trong sách giáo khoa, tránh quả tải đối với giáo viên tại thời điểm thực hiện chủ đề được phân công…

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, để công tác dạy học các môn và hoạt động giáo dục tại các nhà trường được triển khai tốt hơn, các đơn vị chức năng thuộc Bộ cần tiếp tục lắng nghe ý kiến từ cơ sở để tham mưu, chỉ đạo, thực hiện tốt hơn nữa Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Từ đó có giải pháp tháo gỡ cho nơi khó khăn, nhân rộng các mô hình làm tốt, xử lý kịp thời các đơn vị chểnh mảng.

Ông Thưởng cũng nhấn mạnh cán bộ quản lý có vai trò quan trọng và cần chỉ đạo trên tinh thần quyết liệt, rõ thực trạng, giải pháp để tháo gỡ kịp thời, tránh tình trạng chậm trễ. Địa phương cần chủ động, linh hoạt, sáng tạo nhưng đảm bảo khoa học, hợp lý, bám sát chương trình, yêu cầu của Bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đào tạo, bồi dưỡng là quá trình liên tục, gắn với mục tiêu trước mắt và lâu dài, mang tầm chiến lược với phương châm tập trung cao độ nhất cho đội ngũ giáo viên.

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.