Google với “đơn đặt hàng” năng lượng hạt nhân cho trung tâm dữ liệu AI

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Google đã ký một thỏa thuận "đầu tiên trên thế giới" để mua năng lượng từ một loạt các lò phản ứng hạt nhân mini nhằm cung cấp năng lượng cần thiết cho sự gia tăng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Google hy vọng thỏa thuận này sẽ cung cấp một giải pháp năng lượng ít phát thải carbon cho các trung tâm dữ liệu. Nguồn: Mike Blake/Reuters
Google hy vọng thỏa thuận này sẽ cung cấp một giải pháp năng lượng ít phát thải carbon cho các trung tâm dữ liệu. Nguồn: Mike Blake/Reuters

Tập đoàn công nghệ Mỹ đã đặt hàng khoảng 6-7 lò phản ứng hạt nhân nhỏ (SMR) từ Kairos Power của California, với lò đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2030 và các lò còn lại vào năm 2035.

Google hy vọng thỏa thuận này sẽ cung cấp một giải pháp năng lượng ít phát thải carbon cho các trung tâm dữ liệu, vốn cần lượng điện khổng lồ. Công ty mẹ của Google, Alphabet, cho biết năng lượng hạt nhân cung cấp một nguồn năng lượng sạch, liên tục có thể giúp đáp ứng nhu cầu điện một cách đáng tin cậy.

Sự bùng nổ của AI tạo sinh, cũng như lưu trữ đám mây đã làm tăng nhu cầu sử dụng điện của các công ty công nghệ. Tháng trước, Microsoft đã ký một thỏa thuận lấy năng lượng từ Three Mile Island, kích hoạt nhà máy hạt nhân lần đầu tiên sau 5 năm. Địa điểm này, nằm ở Pennsylvania, từng là nơi xảy ra vụ tan chảy lò phản ứng nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ vào tháng 3/1979. Amazon cũng đã mua một trung tâm dữ liệu sử dụng năng lượng hạt nhân vào tháng 3 ở Pennsylvania, từ Talen Energy.

Vị trí các nhà máy mới của Google và chi tiết tài chính của thỏa thuận không được tiết lộ. Công ty công nghệ này đã đồng ý mua tổng cộng 500 megawatt năng lượng từ Kairos, công ty được thành lập năm 2016 và đang xây dựng một lò phản ứng trình diễn ở Tennessee, dự kiến hoàn thành vào năm 2027.

Michael Terrell, Giám đốc cao cấp về năng lượng và khí hậu tại Google, cho biết: “Lưới điện cần có các nguồn điện mới để hỗ trợ công nghệ AI, thứ đang thúc đẩy những tiến bộ khoa học lớn, cải thiện dịch vụ cho các doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời thúc đẩy khả năng cạnh tranh quốc gia và tăng trưởng kinh tế."

Thỏa thuận này dẫu vẫn còn phải qua các giấy phép quy định nhưng cũng đã thể hiện được niềm tin vào công nghệ SMR. SMR được định nghĩa là các lò phản ứng có sản lượng tối đa 300MW có thể sản xuất hơn 7 triệu KW/giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, các nhà phê bình cũng cho rằng SMR sẽ tốn kém vì chúng có thể không đạt được quy mô kinh tế như các nhà máy lớn hơn.

Các nhà máy điện hạt nhân lớn thường có sản lượng trên 1GW và nhà máy được lên kế hoạch tại Hinkley Point C ở Somerset dự kiến sẽ sản xuất 3,2 GW, đủ điện để cung cấp cho 6 triệu ngôi nhà.

Tại Vương quốc Anh, các công ty đang đấu thầu để được chính phủ chọn phát triển công nghệ SMR khi các bộ trưởng đang hướng tới việc khôi phục ngành công nghiệp hạt nhân của đất nước.

Một trong những nhà thầu, Rolls-Royce SMR, đã nhận được sự ủng hộ đáng kể vào tháng trước khi được chính phủ Cộng hòa Séc chọn để xây dựng một loạt các lò phản ứng. Rolls-Royce cho biết một trong những SMR của họ sẽ có kích thước bằng 1/10 của một nhà máy điện lớn và sản xuất đủ điện cho một triệu ngôi nhà.

Theo The Guardian
Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024 Võ Quang Phú Đức.
Khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024
(Ngày Nay) - Sáng 16/10, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ Tuyên dương và trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho học sinh Võ Quang Phú Đức (Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc Học Huế), Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024.
Chú Samoyed 2 tuổi tên OK, có một “công việc” bán thời gian tại một quán cà phê dành cho chó. Ảnh: Jane Xue/CNN
Công việc thú vị của những “công dân” bốn chân tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Ở Trung Quốc, thú cưng không chỉ là bạn đồng hành mà còn có thể trở thành những “nhân viên” chính thức tại các quán cà phê. Xu hướng thú vị này đang ngày càng phổ biến, khi các chủ nuôi gửi thú cưng của mình đến “làm việc” để trải nghiệm một cuộc sống mới và kiếm thêm chút “tiền tiêu vặt”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai đề án phát triển bền vững một triệu hecta lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông dân là chủ thể “Cuộc cách mạng lúa gạo” ở Đồng bằng sông Cửu Long
(Ngày Nay) - Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi và xác định người dân phải là chủ thể trong triển khai Đề án.