Gương mặt "Trẻ em của năm 2023" mong muốn truyền cảm hứng thiện nguyện đến các bạn trẻ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nguyễn Tâm Anh, học sinh lớp 10IG2S1, trường THCS & THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội - một trong những gương mặt Trẻ em của năm 2023 cho biết “ Ước mơ của em là được truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ Việt Nam tham gia và lãnh đạo những hoạt động thiện nguyện và từ thiện”. Ngày Nay đã có cuộc trò chuyện thú vị với Tâm Anh về ước mơ nhỏ bé này.
Nụ cười rạng rỡ của cô học sinh lớp 10 khi yêu thương được trao đi
Nụ cười rạng rỡ của cô học sinh lớp 10 khi yêu thương được trao đi
Gương mặt "Trẻ em của năm 2023" mong muốn truyền cảm hứng thiện nguyện đến các bạn trẻ ảnh 1

Nguyễn Tâm Anh, học sinh lớp 10IG2S1, trường THCS & THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội

Tâm Anh bắt đầu làm từ thiện từ khi nào? Vì sao em lại muốn làm từ thiện?

- Em bắt đầu dự án “Cùng em vững bước tới trường” và các hoạt động từ thiện riêng lẻ khác từ đầu năm lớp 9.

Trước đó, em và gia đình đã có nhiều chuyến đi lên vùng Tây Bắc như các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai,... Trong những chuyến đi vào bản làng, em được tận mắt chứng kiến những em nhỏ dân tộc đáng thương không đủ áo ấm để mặc, cũng không đủ thức ăn để no bụng. Điều đó đã thôi thúc em mong muốn được giúp đỡ các em nhỏ miền núi.

Cho đến nay, dự án “Cùng em vững bước tới trường” đã hỗ trợ được bao nhiêu trẻ em?

- “Cùng em vững bước tới trường” là dự án khá đặc biệt vì chúng em tổ chức theo tập thể lớp để các bạn học sinh trong lớp đều có thể đóng góp cho dự án, đồng thời ban phụ huynh cũng rất ủng hộ dự án.

Dự án 2 năm nay đã, đang và sẽ luôn hỗ trợ cho điểm trường Chin Chu Lìn thuộc trường mầm non A Lù, xã A Lù, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vì em mong muốn được đồng hành với các bé trong suốt thời gian học mầm non và để trường phát triển hơn. Mỗi năm, trường có khoảng 50 em học sinh, chia làm 2 lớp 2-3 tuổi và 4-5 tuổi và hàng tháng dự án đều hỗ trợ bữa quà chiều cho các em.

Ngoài dự án “Cùng em vững bước tới trường”, Tâm Anh còn tham gia các hoạt động xã hội nào khác?

- Từ khi thực hiện dự án, em cũng quan tâm và tích cực tham gia các buổi thiện nguyện hơn. Gần 2 năm nay, em ủng hộ quỹ của nhóm Sen Xanh để phát quà hàng tháng cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Cứ tháng nào có thể thu xếp thời gian được, em đều đến Viện vào ngày Chủ nhật để cùng các bác trong nhóm gói quà và phân phát quà tận tay cho các bệnh nhân từ người già đến trẻ em.

Ngoài ra, nhóm thiện nguyện cũng đã tạo cơ hội cho em tham gia 2 chuyến đi từ thiện đến gặp Hội người mù huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và Hội các nạn nhân chất độc da cam huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vào năm 2023 và 2024.

Có ai hỗ trợ Tâm Anh trong việc thực hiện và quản lý các dự án/ hoạt động xã hội?

Các bác phụ huynh trong lớp giúp đỡ em rất nhiều trong việc kết nối với điểm trường tại Lào Cai cũng như đảm bảo tài chính cho dự án. Đặc biệt, trong thời gian đầu khi dự án mới được thực hiện em còn nhiều bỡ ngỡ, không rõ từ thiện phải hoạt động như thế nào, gây quỹ ra làm sao. Nhưng may mắn có mẹ em và các bác phụ huynh chỉ dẫn, kêu gọi các bạn cùng ủng hộ nên dần dần dự án cứ thế lớn thêm và em lại có thêm nguồn cảm hứng để tiếp tục kêu gọi mọi người cùng chung tay đóng góp cho dự án.

Tâm Anh đã sắp xếp thời gian như thế nào để việc làm từ thiện không ảnh hưởng đến học hành?

Vào khoảng thời gian chưa tập trung thi cử, em sẽ đẩy mạnh việc gây quỹ cho dự án cũng như lên kế hoạch và mục tiêu trước cho từng đợt gây quỹ. Như trong năm 2023, em và lớp đã tranh thủ thời gian cuối tháng 10 là thời gian vừa kết thúc kì kiểm tra giữa học kì I để tổ chức chuyến đi lên điểm trường gặp gỡ các em. Sự hỗ trợ nhiệt tình của các bạn và các bậc phụ huynh đã giúp em tiết kiệm thời gian để chú tâm vào học hành hơn. Và các chuyến đi thiện nguyện đều có kế hoạch từ sớm nên em sẽ ưu tiên học tập trước để đến khi đi từ thiện không phải lo lắng gì.

Kế hoạch cho các hoạt động thiện nguyện sắp tới của Tâm Anh và các bạn?

Sắp tới khi kết thúc năm học, em và lớp sẽ đập một chú lợn đất tên là Bé No và số tiền thu được sẽ chuyển vào dự án “Quà chiều cho em” thuộc dự án “Cùng em vững bước tới trường” để tiếp tục cung cấp những bữa chiều giàu dinh dưỡng cho các em nhỏ Lào Cai. Dự án cũng sẽ chuẩn bị các suất quà nho nhỏ để gửi tặng các em vào dịp tổng kết năm học và ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.

Là trẻ em khi đi kêu gọi từ thiện, Tâm Anh nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn gì?

Khi còn ngồi dưới ghế nhà trường, việc đi kêu gọi từ thiện đối với em vừa khó nhưng cũng vừa đơn giản. Em cảm thấy không bị áp lực về số tiền cần ủng hộ vì em số không quá lớn, đặc biệt là khi em kêu gọi từ các bậc phụ huynh thì các bác đều nhiệt tình ủng hộ cho dự án. Tuy nhiên, khi em thực hiện dự án nuôi lợn đất trong lớp để gây quỹ thì em nhận thấy rất khó để thuyết phục các bạn học sinh khác cùng tham gia đóng góp. Vì các bạn chỉ có tiền tiêu vặt để ăn sáng hay mua quà nên các bạn chưa sẵn sàng trích một phần tiền của mình để nuôi lợn. Thậm chí, hiện nay em nhận thấy một số bạn học sinh tham gia từ thiện chỉ để có giấy chứng nhận hay hình ảnh để làm đẹp hồ sơ của mình. Điều đó càng thôi thúc em cần chia sẻ đến các bạn về giá trị thực chất của hoạt động từ thiện nhiều hơn nữa.

Gương mặt "Trẻ em của năm 2023" mong muốn truyền cảm hứng thiện nguyện đến các bạn trẻ ảnh 2

Nguyễn Tâm Anh trao quà cho các em học sinh dân tộc thiểu số.

Được bình chọn là gương mặt trẻ em của năm ở hạng mục Việc tử tế, cảm xúc của em như thế nào?

Em khá bất ngờ khi nhận được danh hiệu này, vì em biết không thiếu bạn trẻ hiện nay cũng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, thậm chí có nhiều dự án còn đáng ngưỡng mộ hơn. Tuy nhiên, em nghĩ rằng, điều giúp em nhận được danh hiệu này chính là từ sự tử tế, vì những hoạt động em đã làm đều đến từ tấm lòng và tình cảm với những em nhỏ vùng xa. Em cũng cảm thấy may mắn khi được coi là gương mặt trẻ em của năm tuy rằng ngay sau khi nhận danh hiệu em đã bước sang tuổi 16 và sắp không còn là trẻ em nữa.

Ai là người được Tâm Anh thần tượng, vì sao?

Em rất hâm mộ chị Vừng – một Youtuber trẻ và là sinh viên đang theo học tại trường đại học Cornell (Mỹ). Dù chưa bao giờ được giao tiếp hay gặp gỡ chị mà chỉ theo dõi qua các video chị đăng tải, em đã luôn được truyền cảm hứng bởi sự lạc quan và nỗ lực của chị. Em rất ngưỡng mộ cách chị ấy không ngần ngại chia sẻ những thất bại mà mình đã trải qua, không bỏ cuộc trước những lời từ chối từ ngôi trường mơ ước và chủ động tìm những hướng đi mới để thay đổi hoàn cảnh. Em cũng chỉ còn 2 năm nữa là chạm tới ngưỡng cửa đại học nên những chia sẻ của chị đã và đang truyền rất nhiều động lực cho em để không ngừng phát triển bản thân và trân trọng cả sự thành công lẫn thất bại trên em đường tuổi trẻ.

Ước mơ của em là gì, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ ấy?

Ước mơ của em là được truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ Việt Nam tham gia và lãnh đạo những hoạt động thiện nguyện và từ thiện. Em mong muốn mỗi bạn trẻ đều có những trải nghiệm chân thực và ý nghĩa trong hoạt động từ thiện như em đã được trải qua để không chỉ góp ích cho cộng đồng mà còn từ đó biết trân trọng những gì mình đang có và phấn đấu để phát triển bản thân toàn diện.

Để làm được điều này, em cần xây dựng kinh nghiệm cho chính bản thân mình qua những hoạt động từ thiện mà em tham gia, cùng với đó là nghiên cứu về lãnh đạo và các mô hình thiện nguyện phù hợp, hiệu quả để ứng dụng trong xã hội hiện nay. Trong tương lai, em cũng dự định sẽ tạo các trang mạng xã hội để kết nối các bạn trẻ có cùng mong muốn tổ chức dự án thiện nguyện, từ đó tạo nên một cộng đồng để các bạn cùng chia sẻ và đồng hành.

Giải thưởng “Trẻ em của năm” do Tạp chí Trẻ em Việt Nam (Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam) và độc giả tham gia bình chọn nhằm vinh danh trẻ em có hoạt động đóng góp thiết thực vì cộng đồng, có những sáng kiến, hoạt động nổi bật trong các lĩnh vực liên quan thúc đẩy quyền trẻ em tại Việt Nam; trẻ em nghị lực, vươn lên nghịch cảnh, vượt khó; trẻ em có thành tích tiêu biểu trong học tập và các hoạt động ngoại khóa, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao.

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.