Hà Nội: Bảo tồn di sản để lưu giữ ký ức đô thị

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thiết kế, xây dựng và vận hành bền vững các dự án tái thiết di sản công nghiệp tại Việt Nam là cách để giữ được cho Hà Nội “ký ức đô thị”, đồng thời tạo nên giá trị văn hóa, kinh tế cho xã hội, đất nước. Xin giới thiệu một số ý kiến về chuyển đổi các cơ sở công nghiệp thành không gian văn hóa sáng tạo.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nhiều công trình chưa kịp đánh giá thì đã bị xóa trắng

Năm 2020, Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống đã có một năm hoạt động vô cùng mạnh mẽ trong việc tiến hành các bước khảo sát, đánh giá về các cơ sở công nghiệp. Nhưng thực tế, chúng tôi không có bất cứ tư cách nào bước vào các nhà máy này để khảo sát, đánh giá nó dưới góc độ di sản, mà phải đi cùng các cán bộ về môi trường. Điều đó cho thấy, giá trị di sản của các công trình công nghiệp rất ít được biết đến.

Nếu chúng ta có thể mở cửa các cơ sở công nghiệp để cộng đồng có thể tiếp cận hoặc lưu được hình ảnh, clip thì chắc chắn sẽ gây kinh ngạc về giá trị kiến trúc, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật của các công trình này. Hà Nội có 92 cơ sở công nghiệp phải di dời. Năm 2020, chúng tôi đã khảo sát, đánh giá tổng thể các cơ sở này dưới góc nhìn di sản. Có rất nhiều cơ hội của Hà Nội gắn với các cơ sở công nghiệp này, thông qua việc chuyển hóa chúng thành các không gian công cộng, không gian văn hóa - sáng tạo phục vụ cộng đồng. Hà Nội cũng có nhiều cơ hội liên quan tới chính sách tốt, như chính sách di dời các nhà máy, chính sách thúc đẩy công nghiệp văn hóa, có luật về kiến trúc - trong đó quy định cấp thành phố phải lập danh mục các công trình kiến trúc có giá trị để có cách ứng xử phù hợp.

Đặc biệt, Hà Nội là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO và đang trong tiến trình điều chỉnh quy hoạch chung của Thủ đô. Trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 được phê duyệt từ năm 2011, Luật Thủ đô năm 2013 và Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23-1-2015, đã xác định việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp phải được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, không làm tăng lượng chất thải cho khu vực nội thành, không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch. Đây là những cơ hội đáng quý từ chính sách đối với việc tái thiết di sản công nghiệp.

Song, Hà Nội cũng phải đối mặt với những thách thức lớn về áp lực dân số, quỹ đất dành cho các công trình công cộng, các tiện ích xã hội phục vụ người dân. Mặc dù đã có những chính sách tốt nhưng chúng ta chưa thực hiện tốt vai trò giám sát xã hội liên quan tới việc thực hiện các chính sách. Và, cuối cùng, chúng ta nhận thấy rằng nhiều công trình còn chưa kịp đánh giá giá trị lịch sử, văn hóa thì đã bị xóa trắng.

Hướng tới lợi ích cộng đồng

Câu chuyện về tái sử dụng hay chuyển đổi không gian của những cơ sở công nghiệp thành tổ hợp văn hóa sáng tạo nghệ thuật mới cũng chính là câu chuyện của giới nghệ sĩ, những cá nhân, tổ chức liên quan đến sáng tạo độc lập hiện nay. Cụ thể, bằng những nỗ lực của mình, họ đang cố gắng tổ chức hoạt động, tạo ra sự kết nối và làm gia tăng giá trị văn hóa trong điều kiện hạn chế về nguồn lực, chẳng hạn như sự hỗ trợ về hạ tầng vật chất, hạ tầng chính sách, khả năng tiếp cận các cơ hội...

Hà Nội là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Vòng tròn cốt lõi của một mô hình thành phố sáng tạo là các tầng lớp sáng tạo. Phải có tầng lớp sáng tạo thì mới có thể chuyển thành các trung tâm sáng tạo, rồi từ đó tạo dựng thành phố sáng tạo. Có cơ hội đi thăm một số mô hình chuyển đổi các cơ sở công nghiệp, các khu nhà cũ thành không gian có giá trị hơn, tôi nhận thấy những người đầu tiên đến đây là những nghệ sĩ, người trẻ, sinh viên nghèo. Họ đến các khu nhà cũ, khu bỏ hoang có giá trị thấp, thậm chí gần như không có giá trị, rồi tạo dựng đời sống cho nó bằng chính những công việc thực hành như vẽ, trưng bày, thủ công mỹ nghệ... Từ đó, họ đã tạo nên sự thay đổi, mang tới lực hấp dẫn cho không gian ấy, kéo theo sự tham gia của các dịch vụ nhỏ và khiến không gian dần trở nên có giá trị hơn về thương mại, bắt đầu trở thành một trung tâm mới. Những mô hình này đã được tạo dựng thành công ở nhiều nước trên thế giới, như Đức, Anh, Pháp, Trung Quốc...

Tại Hà Nội, có thể nhận thấy ít nhiều những sự trùng khớp về cách tạo dựng không gian giống như nhiều mô hình thành công ở các nước bạn, chẳng hạn như mô hình Zone 9 trước đây. Zone 9, dù chưa thể nói là mô hình thành công nhưng nó đã truyền cảm hứng cho rất nhiều không gian văn hóa sáng tạo sau đó.

Việt Nam đang ở bước đầu tiên trong việc nhìn nhận giá trị di sản cũ và tìm cách tạo cho nó một đời sống mới, làm tăng giá trị cho nó với mục tiêu hướng tới lợi ích của cộng đồng. Hiện các mô hình sáng tạo ở Việt Nam đa phần ở dạng đầu tư mang tính cá nhân, tự phát; hiện vẫn thiếu các nhà đầu tư lớn, thiếu các chuyên gia tư vấn về chuyên môn cũng như thiếu sự kết nối với cơ quan liên ngành để các khu này có thể sinh tồn dài hơn, tốt hơn, có tư cách pháp nhân phù hợp.

Cần có một điểm khởi đầu mạnh mẽ cho hệ thống không gian văn hóa - sáng tạo

Tái thiết di sản công nghiệp là phục hồi những lớp cấu trúc cũ của đô thị, phục hồi ký ức của thị dân Hà Nội về một thời đã qua. Một không gian sáng tạo không phục vụ duy nhất cho người làm sáng tạo, mà còn là nơi đánh thức cảm quan cộng đồng qua quá trình tương tác, tận mắt quan sát, tự tay thực hiện... Năng lượng này sẽ thổi một làn gió tư duy sáng tạo trong đời sống xã hội. Hà Nội cần có một điểm khởi đầu mạnh mẽ cho một hệ thống không gian văn hóa - sáng tạo để kích hoạt nguồn nội lực vô tận của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm tuổi. Nhà máy Xe lửa Gia Lâm là một mô hình đủ năng lượng để phát triển bền vững.

Với vị trí chiến lược trong quá khứ, tầm vóc và lịch sử phát triển gắn với lịch sử thành phố, lịch sử đất nước, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm xứng đáng là một công trình di sản công nghiệp. Trong nghiên cứu quy hoạch hiện tại, hướng tới tương lai, Nhà máy Xe lửa Gia Lâm vẫn đóng vai trò quan trọng, đáp ứng được các tiêu chí liên quan để trở thành cú hích đầu tiên cho những nỗ lực kiến tạo mô hình Không gian văn hóa - sáng tạo cộng đồng hiệu quả, ấn tượng và bền vững. Hồi sinh không gian Nhà máy Xe lửa Gia Lâm thành một tổ hợp không gian đa năng, trong đó Không gian văn hóa - sáng tạo cộng đồng giữ vai trò quan trọng, sẽ là một phần của mô hình phát triển.

TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
(Ngày Nay) - TikTok đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Tổng thống Joe Biden ký kết đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm.
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
(Ngày Nay) - Tại sự kiện thời trang Met Gala 2024 năm nay, hai nghệ sĩ nổi tiếng Katy Perry và Rihanna dù không tham dự nhưng các hình ảnh do AI tạo ra đã khiến một số người hâm mộ lầm tưởng họ đã có mặt tại đêm trình diễn lớn nhất thế giới.
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?