Hà Nội: Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở ngoại thành đi học trở lại từ ngày 10/2

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 5/2 (tức mùng 5 Tết Nhâm Dần), UBND TP. Hà Nội có Công văn số 320/UBND- KGVX gửi Sở GD&ĐT, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã về việc cho học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5, 6 tại 18 huyện, thị xã ngoại thành trở lại trường học.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Tại Tờ trình số 302/TTr- SGDĐT của Sở GD&ĐT ngày 5/2/2022 nêu rõ: Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn 18 huyện, thị xã của TP có diễn biến theo chiều hướng tích cực. Do vậy, Sở GD&ĐT tiếp tục đề xuất phương án cho học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 18 huyện, thị xã trở lại học tập trực tiếp.

Cụ thể: Bắt đầu từ ngày 10/2/2022 (thứ Năm), sẽ cho phép học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 18 huyện, thị xã đi học trực tiếp; học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 12 quận học trực tuyến; bậc mầm non tiếp tục nghỉ học tại nhà.

Lịch học trực tiếp/trực tuyến sẽ duy trì đều đặn các ngày trong tuần theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Sở GD&ĐT nêu 5 nguyên tắc thực hiện đó là: Thứ nhất, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp ở các địa bàn có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2, các địa bàn mức độ dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 tổ chức dạy học theo hình thức trực tuyến; nhà trường có trách nhiệm phân công giáo viên dạy học cho các em.

Thứ hai, trường học phải đạt yêu cầu an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 theo các tiêu chí tại Hướng dẫn Liên ngành số 3668/HDLN: SGDĐT-SYT ngày 25/10/2021 của Sở GD&ĐT và Sở Y tế.

Thứ ba, giáo viên chưa tiêm đủ vaccine phòng chống Covid- 19 theo quy định của ngành Y tế chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp; không tổ chức ăn bán trú, căng tin ăn uống trong trường, học sinh tự mang theo nước uống cá nhân; chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 01 buổi/ngày.

Thứ tư, trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương xem xét để đảm bảo an toàn. Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp quận/huyện/thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh; có các kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại các lớp học, trường học.

Thứ năm, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp quận/huyện/thị xã phê duyệt phương án cụ thể cho học sinh đi học trở lại của các trường học và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước lãnh đạo TP về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Sở GD&ĐT nhấn mạnh: Sau thời gian thực hiện, căn cứ tình hình, diễn biến của dịch tại các địa phương và đề nghị của UBND các quận, huyện, thị xã, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Y tế sẽ có báo cáo và trình UBND TP lộ trình tiếp theo việc cho học sinh trở lại trường học bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Sau khi xem xét Tờ trình trên, UBND TP thống nhất về nguyên tắc theo đề xuất của Sở GD&ĐT; đồng thời giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tiếp tục hướng dẫn UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn của TƯ và TP; đảm bảo an toàn tuyệt đối khi dạy học trực tiếp.

UBND TP đề nghị UBND các huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tiễn về dịch bệnh để quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho học sinh đi học trở lại trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện, tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho lực lượng y tế trường học đảm bảo y tế trường học được trang bị đầy đủ và sẵn sàng khi học sinh đến trường.

Trước đó, cũng căn cứ đề xuất của Sở GD&ĐT, UBND TP đã đồng ý cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 trở lại trường học trực tiếp từ ngày 8/2. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có học sinh bậc mầm non tại Hà Nội chưa có mốc thời gian trở lại trường.

Ngày mai ở Làng Nủ
Ngày mai ở Làng Nủ
(Ngày Nay) - Làng Nủ bình yên, làng Nủ xanh mát, làng Nủ… Cho đến cái ngày định mệnh 10/9. Cơn lũ từ đỉnh núi Voi đã san phẳng 37 ngôi nhà. Biến xóm làng bình yên trở thành một bãi bùn đất khổng lồ, tan hoang, tang tóc.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phục hồi sản xuất, kinh doanh sau bão số 3.
Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm có thể giảm do bão số 3
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Bộ trưởng đề xuất 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần làm ngay để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Có khoảng 1.000 người dân tại TP Hồ Chí Minh được khám tầm soát miễn phí bệnh lý về thận tại chương trình.
Người bệnh thận ngày càng trẻ hoá, làm sao để phát hiện sớm?
(Ngày Nay) - Theo PGS.TS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất (TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, trong 100 người thì có khoảng 6 - 8 người có khả năng mắc các vấn đề về thận, đa phần là không có triệu chứng. Rất nhiều người trẻ mắc thận được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng và phải chạy thận.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương về khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão Yagi
(Ngày Nay) - Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Lời Phật dạy về năm thứ báu khó có được ở đời
Lời Phật dạy về năm thứ báu khó có được ở đời
(Ngày Nay) - Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời. Thậm chí Thế Tôn còn ví họ như “chư Thiên Đao-lợi khi đi dạo công viên, thì uy nghi và sự trang sức cũng không khác đoàn người đó mấy”.