Hà Nội: Người trong khu phong tỏa được nhận 100.000 đồng/ ngày, sinh viên được hỗ trợ 50% tiền thuê nhà

Ngoài các nhóm đối tượng đã được hưởng chế độ hỗ trợ theo quyết định của Chính phủ, Hà Nội sẽ chi thêm 406 tỷ đồng để phụ cấp cho 4 nhóm đối tượng tham gia chống dịch hoặc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19…
Hà Nội: Người trong khu phong tỏa được nhận 100.000 đồng/ ngày, sinh viên được hỗ trợ 50% tiền thuê nhà

Sáng nay, 15-5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định một số cơ chế, nội dung, mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội.

Theo Tờ trình về nội dung này do UBND TP trình ra kỳ họp, danh mục quy định một số cơ chế, nội dung, mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội gồm 5 nội dung. 

Cụ thể, gồm: quy định nội dung và mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19; quy định nội dung, mức hỗ trợ tiền thuê nhà đối với sinh viên, công nhân, các hộ gia đình, cá nhân thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước; quy định cơ chế hỗ trợ từ ngân sách thực hiện dạy học truyền hình;

Quy định chính sách hỗ trợ trả kết quả cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội năm 2020 ứng phó với dịch Covid-19; quy định cơ chế đặc thù hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên bị suy giảm nguồn thu, không đảm bảo tự chủ chi thường xuyên do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Về quy định nội dung và mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19, UBND TP đề xuất chế độ hỗ trợ (bồi dưỡng và hỗ trợ tiền ăn) cho người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly do Ban chỉ đạo (BCĐ) chống dịch Covid-19 các cấp quyết định và 4 nhóm đối tượng khác tham gia chống dịch được hưởng phụ cấp mà chưa được quy định tại Nghị quyết 37/NQ-CP của Chính phủ:

Cụ thể: (1) Nhóm đối tượng là cán bộ y tế, công an, quân đội, dân phòng, lực lượng tự quản tham gia khoanh vùng, phong tỏa cách ly; (2) Nhóm đối tượng là cán bộ ở bộ phận thu viện phí, phòng vật tư y tế, phòng CNTT trực tại các bệnh viện, cán bộ y tế dự phòng tham gia chống dịch; (3) Nhóm đối tượng là người tham gia hoạt động mai táng và hỏa táng người chết do mắc Covid-19; (4) Nhóm đối tượng là lực lượng tham gia chốt kiểm soát, giám sát chống dịch tại các cửa ngõ ra vào Thủ đô, các tuyến đường giao thông trên địa bàn giáp ranh.

Theo đó, thành phố Hà Nội hỗ trợ 150.000 đồng/người/ngày đối với đối tượng tham gia chống dịch được hưởng phụ cấp mà Chính phủ chưa quy định như: Cán bộ y tế, công an, quân đội, dân phòng, lực lượng tự quản tham gia khoanh vùng, phong tỏa cách ly, cán bộ ở bộ phận thu viện phí, phòng vật tư y tế, phòng CNTT trực tại các bệnh viện, cán bộ y tế dự phòng tham gia chống dịch, lực lượng tham gia chốt kiểm soát, giám sát chống dịch...

Hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày cho các đối tượng tham gia chống dịch: Người bảo vệ địa điểm cách ly tại các địa bàn dân cư, lực lượng tham gia các chất kiểm soát, giám sát việc cách ly xã hội tại các cửa ngõ Thủ đô ...

UBND các cấp có trách nhiệm bố trí ngân sách để đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người bị cách ly tại khu vực phong tỏa cách ly với mức chi tối đa không quá 100.000 người/ngày.

Dự kiến kinh phí thực hiện khoảng 59.600 triệu đồng, trong đó ngân sách cấp TP là 39.704 triệu đồng; ngân sách cấp quận, huyện, thị xã là 19.896 triệu đồng.

Hà Nội: Người trong khu phong tỏa được nhận 100.000 đồng/ ngày, sinh viên được hỗ trợ 50% tiền thuê nhà ảnh 1

Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà trình bày Tờ trình của UBND TP Hà Nội

Về hỗ trợ tiền thuê nhà đối với sinh viên, công nhân, các hộ gia đình, cá nhân thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước, thành phố Hà Nội sẽ hỗ trợ 50% tiền thuê nhà cho các sinh viên đang thuê nhà tại các khu nhà ở sinh viên do thành phố quản lý (Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và Mỹ Đình II), công nhân thuê nhà tại Khu nhà ở công nhân Kim Chung - Đông Anh, các hộ gia đình, cá nhân đang thuê nhà cũ thuộc sở hữu nhà nước.

Các đối tượng này được hỗ trợ trong thời gian 3 tháng, từ 1-4 đến 30-6-2020.

Theo An ninh Thủ đô
TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
(Ngày Nay) - Nhờ Tổng thống Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây thuộc loại cao nhất thế giới.
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
(Ngày Nay) - Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.