Hà Nội yêu cầu tuyên truyền đeo khẩu trang ngừa COVID-19 nơi công cộng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đề nghị các đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 nhất là trong dịp nghỉ lễ.
Cơ quan chức năng tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: TTXVN.
Cơ quan chức năng tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội) vừa có công văn số 1403/CV-HĐPHPBGDPL về việc tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, để nâng cao nhận thực, thay đổi hành vi của Nhân dân trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố đề nghị các sở, ban, ngành, các cơ quan báo đài triển khai thực hiện tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 nhất là trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 30/4 và 1/5.

Cụ thể, tập trung tuyên truyền các văn bản chủ đạo của Trung ương và Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19; chú trọng tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân thông tin chính xác tình hình dịch bệnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện thông điệp 2K “khẩu trang, khử khuẩn,” các thông điệp liên quan về phòng, chống dịch COVID-19; lợi ích, hiệu quả của việc tiê vaccine và các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng của cơ quan y tế, đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền quy định thực hiện đeo khẩu trang phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi công cộng theo Quyết định 2447/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Theo quy định này, nơi công cộng được hiểu là nơi phục vụ chung cho nhiều người tại những địa điểm có không gian kín như rạp hát, rạp chiếu phim, vũ trường, nhà hàng... hoặc các địa điểm có không gian mở như sân vận động, công viên, đường phố, bến xe...

Trong đó, bắt buộc phải sử dụng khẩu trang đối với người có biểu hiện bệnh viêm đường hô hấp cấp, người mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19. Bắt buộc phải sử dụng khẩu trang đối với hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, tàu điện, phà, xe khách, xe buýt, taxi...).

Cùng đó, bắt buộc phải sử dụng khẩu trang đối với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối, nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại nơi có không gian kín, thông khí kém (quán bar, vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp, làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; rạp chiếu phim, nhà hát, rạp xiếc, nhà thi đấu, trường quay).

Quy định của Bộ Y tế cũng bắt buộc phải sử dụng khẩu trang đối với nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người (các công trình di tích; bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày; khu du lịch, khu vui chơi, giải trí; sự kiện văn hóa, thể dục, thể thao; lễ cưới, lễ tang, lễ hội, hội chợ), nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch.

Ngoài ra, bắt buộc phải sử dụng khẩu trang đối với tất cả các đối tượng (trừ trẻ em dưới 5 tuổi) khi đến nơi công cộng thuộc khu vực đã được công bố cấp độ dịch ở mức độ 3 hoặc mức độ 4 theo hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế.

Tại cơ sở y tế; nơi cách ly y tế; nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế, bắt buộc phải sử dụng khẩu trang đối với: tất cả các đối tượng; nhân viên y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Biểu đồ số ca mắc COVID-19 thời gian gần đây:

Hà Nội yêu cầu tuyên truyền đeo khẩu trang ngừa COVID-19 nơi công cộng ảnh 1

Theo báo cáo của Sở Y tế, trong 7 ngày gần đây (từ 18-24/4) toàn thành phố Hà Nội ghi nhận 1.857 trường hợp mắc, số mắc tăng so với 7 ngày trước đó (720 mắc). Ngày 24/4, ghi nhận số mắc cao nhất với 411 trường hợp. Từ đầu năm 2023-1/4/2023, trung bình số nhiễm mới từ 2-5 người/ngày. Không có biến động về số lượng người nhiễm cũng như độc lực của virust hay xuất hiện biến chứng mới. Không có bệnh nhân nặng.

Đáng chú ý, từ 1/4/2023 đến 24/4, tổng số người mắc là 2.927 người, số người nhiễm COVID-19 tăng dần từ 4/4 là 17 người/ngày đến 7/4 là 43 người/ngày, 12/4 là 96 người nhiễm/ngày và từ 18/4-24/4 trung bình 265 người/ngày, ngày 24/4 có số mắc cao nhất là 411 ca.

Về công tác tiêm vaccine phòng bệnh COVID-19, tính đến hết ngày 24/4, toàn thành phố đã tiêm được 21.591.114 mũi (trong đó Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tiêm được 20.038.211 mũi).

Tại Khoản 5, Điều 4 và Điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.