Hai bên bờ sông Nhuệ đang bị bức tử bởi rác thải

Sông Nhuệ đang chết dần, chết mòn. Nước sông cạn kiệt, rác thải dồn ứ, nước sông đen ngòm và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân xung quanh.
Hai bên bờ sông Nhuệ đang bị bức tử bởi rác thải.
Hai bên bờ sông Nhuệ đang bị bức tử bởi rác thải.

Sông Nhuệ bắt nguồn từ sông Hồng qua cống Liên Mạc (Từ Liêm - Hà Nội) và hợp lưu với sông Đáy tại Phủ Lý (tỉnh Hà Nam), có vị trí ảnh hưởng tới đời sống khoảng 11,2 triệu người dân trong khu vực. Những năm qua, sự phát triển kinh tế, xã hội hai bờ sông Nhuệ diễn ra rất mạnh mẽ, đem lại nhiều lợi ích cho đời sống của người dân, nhưng đồng thời, bên cạnh những lợi ích đó là tồn tại tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng trên sông Nhuệ ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cho cộng đồng dân cư sống quanh vùng.

Phản ánh đền toà soạn, người dân sinh sống ở hai bên bờ sông Nhuệ (xã Tiền Phong, Thường Tín, Hà Nội) bức xúc cho biết hàng ngày họ đang phải sống chung với rác, hai bên bờ sông ngập rác đủ các loại, mùi hôi của rác thải, mùi hôi của dòng sông bốc lên quyện vào nhau rất khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của người dân nơi đây.

Người dân nơi đây còn cho biết thêm, tình trạng xả và đốt rác tại 2 bên bờ sông Nhuệ đã tồn tại từ nhiều năm nay, một số hộ sản xuất cố tình đổ trộm rác ra hai bờ sông Nhuệ, thêm vào đó, người dân hàng ngày chất thêm rác thải sinh hoạt, rồi dần dân trở thành tiền lệ xấu, bãi rác tự phát cứ thế lan rộng và lớn dần lên.

Ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, PV đã xuống địa bàn để ghi nhận thực tế và nhận thấy những điều mà người dân phản ánh là hoàn toàn có cơ sở. Việc xả rác thải bừa bãi 2 bên bờ Sông Nhuệ đã khiến người dân vô cùng khổ sở. khi đống rác quá nhiều và cao, nhiều người đốt rác làm cho rác thải và tro đốt rác trôi xuống sông, cùng với nước thải nhà máy làm sông ô nhiễm nặng, không chỉ làm ô nhiễm dòng sông, việc đốt rắc thải còn làm ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân quanh vùng. Khói bốc cao theo gió bay vào nhà các hộ dân sống quanh đây rất khó chịu, người già nhiều lúc không thở nổi.

Một người dân đang làm đồng gần đấy cho biết, việc đổ rác thải 2 bên bờ sông Nhuệ đã diễn ra một thời gian dài. Nơi đây đường xá đi lại không thuận tiện, khiến việc thu gom rác thải gặp không ít khó khăn, nên người dân đã hình thành thói quen cứ có rác thải là vứt luôn ra sông. Thành ra, lượng rác quá lớn, mọi người lại đổ tràn lan, nên không thể dọn xuể. Chính quyền xã có treo biển cấm đổ rác và phạt vài trường hợp 200 nghìn đồng, nhưng không hiệu quả”.

Lúc này câu hỏi được đặt ra là không biết đến bao giờ người dân nơi đây mới hết cảnh sống chung với rác. Vấn đề ô nhiễm sông Nhuệ đã tồn tại nhiều năm qua, đặc biệt tại các đoạn sông chảy qua khu dân cư, các khu đô thị lớn. Trước thực trạng trên, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, thiết nghĩ thời gian tới cần có sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ của các ngành, các cấp cũng như sự chung tay của người dân trong khu vực.

Theo Gia Đình và Pháp Luật

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.