Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy Harris và Trump đang bám sát nhau ở 7 bang chiến địa, trong cuộc đua bị chi phối bởi các vấn đề như lạm phát, phá thai và nhập cư.
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Ap/Getty Images
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Ap/Getty Images

Ngày 5/11, cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu bầu chọn tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Với sự lựa chọn giữa Phó Tổng thống Kamala Harris - ứng cử viên Đảng Dân chủ, người sẽ trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ nếu thắng cử, và cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, người sẽ trở lại Nhà Trắng sau 4 năm nếu thắng cử.

Sau khi chi hàng tỷ USD cho quảng cáo và các ứng cử viên đi khắp cả nước tổ chức hàng trăm sự kiện vận động tranh cử, các cuộc thăm dò cuối cùng cho thấy Harris và Trump đang bám sát nhau ở 7 bang chiến địa, trong cuộc đua bị chi phối bởi các vấn đề như lạm phát, phá thai và nhập cư.

Tính đến sáng 5/11, hơn 83 triệu người đã bỏ phiếu sớm qua hình thức trực tiếp hoặc qua thư, trong đó có 18,4 triệu phiếu bầu tại 7 bang chiến trường. Người Mỹ đã đi bỏ phiếu với tâm trạng “chán nản,” dù tỷ lệ thất nghiệp thấp. Trong cuộc khảo sát cuối cùng của Wall Street Journal trước cuộc bầu cử, gần 2/3 số cử tri được hỏi cho biết quốc gia đang đi sai hướng.

Bà Harris và ông Trump vẫn tiếp tục vận động bỏ phiếu trước khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa vào tối 5/11 theo giờ địa phương.

Bà Harris cho biết đã bỏ phiếu qua thư tại bang California, bà đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh tại các bang chiến trường và thúc đẩy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trên phương tiện truyền thông xã hội với thông điệp: "Nước Mỹ, đây là thời điểm để lên tiếng."

Trong khi đó, ông Trump đã đi bỏ phiếu trực tiếp tại Florida và sẽ theo dõi kết quả bầu cử tại đây. Khi một phóng viên hỏi liệu đây có phải là chiến dịch cuối cùng của ông hay không, ông cho biết có khả năng là như vậy.

Cựu Tổng thống Trump, người từng không chấp nhận thất bại của mình vào năm 2020, đã ám chỉ rằng ông sẽ dễ dàng đánh bại bà Harris.

Hiện ê-kíp của bà Harris đã thể hiện sự lạc quan thận trọng trong những giờ cuối cùng của cuộc đua khi Chủ tịch nhóm Jen O'Malley Dillon khẳng định với các phóng viên rằng chiến dịch vận động được khuyến khích bởi những nỗ lực tổ chức cử tri ở các bang chiến trường và "sự nhiệt tình ở cấp cơ sở mà chúng ta thấy ở khắp mọi nơi."

Trong khi đó, nhóm của ông Trump đã thể hiện sự tự tin, chỉ ra rằng các cuộc thăm dò cho thấy ứng cử viên của họ có vị thế tốt hơn trước Ngày bầu cử so với khi ông ra tranh cử vào năm 2016 hoặc 2020.

Các nhà quan sát chính trị cho biết có thể chưa xác định được người chiến thắng vào Ngày bầu cử 5/11 nếu cuộc đua diễn ra căng thẳng như dự đoán của các cuộc thăm dò. Điều đó có thể dẫn đến việc kiểm phiếu kéo dài và các cuộc chiến pháp lý tiềm ẩn với cả hai bên đã tập hợp các nhóm pháp lý để giải quyết các vấn đề liên quan đến bỏ phiếu.

Tuy nhiên, giới chức Mỹ ngày 5/11 cho biết chưa nhận thấy bất kỳ bằng chứng nào về mối đe dọa trên toàn quốc đối với an ninh cơ sở hạ tầng bầu cử, đồng thời nhắc lại kỳ vọng rằng các lá phiếu sẽ được bỏ và kiểm mà không bị can thiệp vào quá trình này.

Trong khi đó, cuộc đua vào Thượng viện và Hạ viện cũng đang diễn ra rất quyết liệt khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa cũng đang nỗ lực giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội, với các dự đoán cho thấy đảng Cộng hòa có nhiều khả năng giành được đa số tại Thượng viện.

Tại Hạ viện, lợi thế đa số mong manh hiện tại của đảng Cộng hòa có thể gặp rủi ro với vài chục ghế đang vào diện có nguy cơ cao.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.