Hãng thông tấn Pháp viết về tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang

AFP mô tả hàng trăm người trong trang phục màu đen gạt nước mắt thắp hương và đặt vòng hoa tại tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Lễ viếng linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Nhà Tang lễ Quốc gia sáng nay. Ảnh: AFP
Lễ viếng linh cữu Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Nhà Tang lễ Quốc gia sáng nay. Ảnh: AFP

Từng hàng người dài, gồm các lãnh đạo, quan chức, công an, người thân và các nhà sư, lần lượt tiến vào Nhà Tang lễ Quốc gia ở trung tâm thủ đô Hà Nội, nơi linh cữu của Chủ tịch Trần Đại Quang được phủ Quốc kỳ, đặt bên dưới bức di ảnh của ông, hãng thông tấn Pháp viết. Những người đến viếng chia buồn với gia quyến của Chủ tịch nước và đi qua linh cữu nằm giữa những lẵng hoa vàng.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời ở tuổi 61 vào sáng 21/9 sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị và suốt hơn bốn thập kỷ đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy an ninh trước khi trở thành Chủ tịch nước vào năm 2016.

Tại tang lễ được tổ chức theo hình thức quốc tang hôm nay, Chủ tịch Trần Đại Quang được ca ngợi bởi lòng trung thành và yêu nước.

"Đồng chí đã cống hiến trọn đời, có nhiều đóng góp với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, được tặng thưởng nhiều huân huy chương cao quý của nhà nước và quốc tế... Đồng chí mất đi là tổn thất lớn với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta", Phó thủ tướng Trương Hoà Bình được dẫn lời trong bài phát biểu mở đầu tang lễ.

Hãng thông tấn cho hay các lãnh đạo cấp cao của Đảng gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng dẫn đầu các đoàn dâng hoa, thắp hương và cúi đầu trước linh cữu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Hãng thông tấn Pháp viết về tang lễ Chủ tịch nước Trần Đại Quang ảnh 1

Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh (trái) xúc động khi xếp hàng vào viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại nhà tang lễ. Ảnh: AFP

Nhiều lãnh đạo nước ngoài có mặt tại lễ viếng, trong đó có Thủ tướng Campuchia Hun Sen, người quen biết Chủ tịch Trần Đại Quang từ khi cùng chiến đấu chống Khmer đỏ.

"Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, nay là quyền Chủ tịch nước, người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này, rơi nước mắt nói lời tiễn biệt đầy xúc động", AFP mô tả.

"Không thể tin Anh ra đi mãi mãi và thật sự rồi. Kính chúc anh ngủ một giấc bình an ở cõi vĩnh hằng", bà viết trong sổ tang.

Vài tuần trước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang xuất hiện với vẻ ngoài không được khỏe nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc đến tận cuối đời và chủ trì một sự kiện chỉ hai ngày trước khi qua đời.

"Nếu là một người bình thường, ông ấy sẽ có cơ hội nghỉ ngơi và tận hưởng những giây phút cuối cùng", một người dân tên Nga chia sẻ bên ngoài nhà tang lễ.

Hãng tin Pháp cho biết trong hai ngày diễn ra quốc tang, mọi địa điểm vui chơi giải trí sẽ đóng cửa. Ngày mai, thứ năm 27/9 sẽ diễn ra lễ truy điệu và di quan Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Thi hài ông được đưa về an táng tại quê hương: xóm 13, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Theo Vnexpress
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?