HĐND TP Hà Nội đôn đốc xử lý dứt điểm sai phạm tại các dự án

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội đã và đang đôn đốc phía UBND thành phố xử lý các vấn đề vi phạm tại các dự án của nhiều đơn vị như HanCorp, Viglacera, Handico, Sudico, Nam Cường, Transerco…
HĐND TP Hà Nội đôn đốc xử lý dứt điểm sai phạm tại các dự án

Thông tin cho thấy, chuẩn bị kỳ họp tới đây diễn ra từ ngày 7-11/12/2021, HĐND thành phố Hà Nội đang gấp rút hoàn thiện các nghị quyết, thống kê các vấn đề để thông qua trong kỳ họp. Cùng với đó, các vấn đề tồn đọng đã được nêu ra trước đây, phía HĐND thành phố Hà Nội cũng đang đôn đốc phía UBND xử lý dứt điểm.

Một trong những nội dung sẽ được đưa ra xem xét kỹ lưỡng trong kỳ họp tới đây là về việc thực hiện các yêu cầu tại Báo cáo số 20/BC-HĐND ngày 28/7/2021 về nội dung Kết quả tái giám sát của Thường trực HĐND thành phố về việc thực hiện kết quả giám sát của HĐND thành phố về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đấy đai trên địa bàn Thành phố.

Theo phía HĐND thành phố Hà Nội thì sau khi có Báo cáo số 20, phía HĐND đã đôn đốc phía UBND thành phố kiểm tra, xử lý đồng thời có những biện pháp để tháo gỡ các khó khăn (nếu có) để sớm giải quyết dứt điểm các vấn đề sai phạm đã được nêu ra.

Nội dung báo cáo số 20 cho thấy, có hàng trăm dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội vướng vào vi phạm ở nhiều hình thức khác nhau như: Chậm tiến độ, nhiều năm không triển khai, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, nợ thuế…. Ngoài việc nếu rõ các vấn đề vướng mắc, nội dung báo cáo số 20 cũng nêu rõ vi phạm tại từng dự án, của từng Chủ đầu tư, đơn vị được giao đất thực hiện dự án.

HĐND TP Hà Nội đôn đốc xử lý dứt điểm sai phạm tại các dự án ảnh 1

Nhiều dự án liên quan HanCorp bị nhắc tên vì vướng vi phạm

Tại trường hợp của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp) cùng các Công ty “con” có tới 5 dự án được nêu trong báo cáo 20, kèm theo đó là các vi phạm cụ thể ở từng nơi.

Cụ thể, đối với diện tích 1.298m2 đất nằm tại ngõ 84 phố Chùa Láng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) của Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội (Công ty “con” của Hancorp), báo cáo của HĐND TP. Hà Nội nêu rõ: dự án này nằm trong số các dự án UBND TP. Hà Nội đã có quyết định thu hồi đất, song các tổ chức được giao quản lý đất thu hồi chậm hoàn thiện thủ tục nhận bàn giao và thực hiện công tác GPMB (từ tháng 10/2012 đến 31/3/2021).

Tại dự án xây dựng nhà ở cao tầng tại thửa đất số 1-A1 (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội), liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 (Công ty “con” của Hancorp) và Công ty CP Đầu tư Tài chính T&D cũng đã có Quyết định trúng đấu giá số 5226/QĐ-STC ngày 1/11/2010.

Tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội sau đó đã chấp thuận huỷ kết quả trúng đấu giá dự án tại Văn bản số 3731/UBND-KT ngày 31/7/2017. UBND huyện Đông Anh cũng đã có Tờ trình số 115/TTr-UBND ngày 17/9/2018 về việc huỷ kết quả trúng đấu giá của liên danh Công ty Xây dựng số 4 và Công ty T&D.

Hiện tại, dự án này đã được GPMB, Thành phố cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận xử lý. UBND huyện Đông Anh đề nghị Thành phố hướng dẫn xử lý các thủ tục liên quan đến dự án sau khi Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá được bãi bỏ. Sau khi kết thúc thủ tục, dự án này được đề nghị loại bỏ khỏi danh sách theo dõi dự án chậm.

Nằm trong danh mục các dự án được giao đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai cần tiếp tục theo dõi, giám sát; dự án Khu nhà ở để bán Quang Minh (thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội ) do Công ty CP Xây dựng số 2 (Công ty “con” của Hancorp) làm chủ đầu tư là một trong số 59 dự án chậm thực hiện công tác GPMB.

Tương tự như dự án Khu nhà ở để bán Quang Minh, một dự án khác do Công ty “con” của Hancorp là Công ty CP đầu tư Xây dựng số 4 làm chủ đầu tư là dự án Nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng bị HĐND TP. Hà Nội “bêu tên” vì chậm thực hiện công tác GPMB.

Dù được giao đất từ năm cách đây hơn 1 thập kỷ tại Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 5/1/2009 và Quyết định số 4060/QĐ-UBND ngày 20/8/2010; được điều chỉnh tiến độ dự án lần 1 (đến năm 2020) nhưng hiện tại, chủ đầu tư mới chỉ thực hiện GPMB được một phần của dự án. Phần diện tích của dự án đã GPMB xong hiện vẫn đang được quây tôn để bảo vệ, chưa biết đến khi nào mới có thể triển khai xây dựng.

HĐND TP Hà Nội đôn đốc xử lý dứt điểm sai phạm tại các dự án ảnh 2

Vấn đề tài chính liên quan dự án Đặng Xá của Tổng Công ty Viglacera vẫn chưa được giải quyết dứt điểm

Hay tại trường hợp của Tổng Công ty Viglacera, nội dung báo cáo 20 cho thấy, dự án Khu đô thị mới Đặng Xá II (nằm trên địa bàn các xã Đặng Xá - Cổ Bi - Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội) của Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng - Viglacera là 1 trong số 38 dự án nợ Ngân sách Nhà nước được thường trực HĐND TP. Hà Nội nêu tên.

Theo đó, dự án Khu đô thị mới Đặng Xá II hiện đang có tổng nợ Ngân sách Nhà nước số tiền 30,161 tỷ đồng. Đây cũng là số tiền chậm nộp còn phải thu tính đến thời điểm cuối tháng 5/2021 hiện đang trong quá trình chờ xử lý của dự án này.

Về vấn đề này, phía Tổng Công ty Viglacera khẳng định đã có báo cáo liên ngành về việc đề xuất UBND thành phố quyết định hướng giải quyết dứt điểm sự việc nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được chỉ đạo từ phía chính quyền thành phố.

Báo cáo này của Thường trực HĐND TP. Hà Nội cũng đã nêu tên của hai dự án liên quan Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, gồm: dự án Xây dựng điểm trung chuyển và đầu cuối xe buýt (xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, Hà Nội) và dự án Xây dựng bãi đỗ xe kết hợp trồng cây xanh (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội); đồng thời chỉ rõ sai phạm của đơn vị chủ đầu tư là Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco). Được biết, cả hai dự án này đều thuộc Danh mục các dự án đã được giao đất chậm triển khai, vi phạm đất đai cần tiếp tục theo dõi, giám sát.

Cũng liên quan đến các vấn đề sai phạm tại các dự án triển khai trên địa bàn thành phố vướng vào vi phạm, trong kỳ họp tới đây, HĐND thành phố Hà Nội cũng bàn luận, xem xét và Ban hành Nghị quyết về Quy định về mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở nội thành thành phố Hà Nội.

Theo nội dung dự thảo của Nghị quyết thì mức phạt sẽ bằng 2 lần mức phạt được quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Với mức này, dự thảo cho thấy, sẽ tiền hành xử phạt không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân và không quá 1 tỷ đồng đối với tổ chức nếu như có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.
Viện Tim TP Hồ Chí Minh
Trang web của Viện Tim TP Hồ Chí Minh bị tấn công lấy số khám bệnh
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chiều 27/3, cho biết, trang web lấy số khám bệnh Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hacker tấn công gây nên tình trạng gia tăng đột biến số lượt đăng ký khám bệnh. Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc và chưa ghi nhận rò rỉ thông tin người bệnh ra bên ngoài.