Gần 300 dự án tại Hà Nội đã giao đất nhưng chậm triển khai, sử dụng sai mục đích

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tính đến tháng 5/2021, trên địa bàn TP Hà Nội có đến 287 dự án đã được giao đất nhưng chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai. Trong đó có tình trạng chủ đầu tư cố ý sử dụng đất sai mục đích hoặc cố tình chây ỳ triển khai dự án.
Gần 300 dự án tại Hà Nội đã giao đất nhưng chậm triển khai, sử dụng sai mục đích

Gần 300 dự án vi phạm

Đó là nhận định của thường trực HĐND TP Hà Nội sau đợt tái giám sát của Thường trực HĐND TP về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm luật đất đai trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, có 63 dự án chưa được giao đất, cho thuê đất chậm thực hiện các thủ tục đầu tư, chậm triển khai theo quyết định được phê duyệt.

Trong đó, 18 dự án cần thanh tra, kiểm tra để báo cáo UBND thành phố chấm dứt dự án theo quy định; 31 dự án chậm, tạm dừng cần điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ chế thực hiện do vướng mắc giữa các Luật; 8 dự án chậm nhưng đề xuất tiếp tục triển khai và đề nghị đẩy nhanh tiến độ; 6 dự án thành phố đã có chỉ đạo giao các sở chuyên ngành kiểm tra, thanh tra, chờ thực hiện theo kết luận.

Theo thường trực HĐND TP Hà Nội, trong tổng số 287 dự án chậm tiến độ thì có 60 dự án chậm đưa đất vào sử dụng đề nghị gia hạn 24 tháng, 59 dự án chậm giải phóng mặt bằng, 20 dự án chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính, 76 dự án có các vi phạm khác…

17 Dự án kiểm tra, hậu kiểm và xử lý theo quy định của pháp luật; 16 Dự án phát sinh sau thời điểm giám sát của HĐND TP năm 2018 đến tháng 3/2021, hiện đang triển khai nhưng chậm tiến độ so với tiến độ được duyệt.

Trên cơ sở kiểm tra trực tiếp thực địa và kết quả làm việc tại các quận, huyện Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Mê Linh, Thường trực HĐND Thành phố đã rà soát hồ sơ 4 dự án để chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị UBND Thành phố giải quyết, xử lý theo quy định.

Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng sai phạm này?

Theo đánh giá của thường trực HĐND TP Hà Nội, nguyên nhân khách quan là quy định pháp luật về quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng còn chưa đồng bộ và chậm được tháo gỡ; một số dự án chậm triển khai do phải tạm dừng để rà soát điều chỉnh quy hoạch; một số dự án gặp khó khăn trong công tác thỏa thuận, đền bù giải phóng mặt bằng…

Mặc dù UBND TP Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết các tồn tại, hạn chế trong xử lý vi phạm dự án chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai nhưng kết quả đạt rất thấp. Sở Tài nguyên - môi trường và Sở Kế hoạch - đầu tư chưa kiên quyết, kịp thời, chưa làm hết trách nhiệm trong xử lý vi phạm của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư dự án không chấp hành pháp luật đất đai, chấp hành chế độ báo cáo giám sát đầu tư, vẫn còn tình trạng cố ý sử dụng đất sai mục đích hoặc cố tình chây ỳ triển khai dự án chậm tiến độ...

Thường trực HĐND TP đề nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan, đơn vị theo dõi, thực hiện hậu kiểm và xử lý vi phạm đối với nhóm các dự án Đoàn giám sát kiến nghị.

Ngoài ra, UBND TP cần thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế của từng dự án đầu tư; trên cơ sở hồ sơ cụ thể, kiến nghị biện pháp xử lý dứt điểm với các dự án vi phạm luật đất đai, nợ nghĩa vụ tài chính kéo dài.

Thường trực HĐND TP Hà Nội cũng đã đề xuất Chính phủ tổng hợp, trình Quốc hội sửa đổi Luật đất đai đồng thời với sửa đổi các quy định liên quan của luật khác về các lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, đầu tư công, xây dựng, thanh tra... để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.

Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.