Hé lộ bí mật tại sao đồ ăn quảng cáo trông cũng ngon hơn đồ nhà?

Thực tế đằng sau mỗi bức ảnh ẩm thực luôn có những thủ thuật giấu kín. Những thủ thuật này được thực hiện cốt để bức ảnh đạt được hiệu ứng cao nhất.
Hé lộ bí mật tại sao đồ ăn quảng cáo trông cũng ngon hơn đồ nhà?

Nhiều người hẳn đã có lúc tự hỏi tại sao mình nắm trong tay đủ bí quyết ẩm thực mà pha cốc cà phê không sánh như trên TV, chiên gà không vàng giòn như trong quảng cáo và nấu mì không bốc khói nghệ thuật như trong sách dậy nấu ăn… Đây chính là lời giải.

Khi xem quảng cáo ẩm thực hoặc nhìn ngắm hình ảnh trình bày trong thực đơn nhà hàng, có thể bạn từng tự hỏi tại sao những hình ảnh này lại hấp dẫn đến vậy, tại sao mình chẳng bao giờ thực hiện được đến độ đẳng cấp như thế dù khả năng nấu nướng cũng chẳng kém gì.

Thực tế đằng sau mỗi bức ảnh ẩm thực luôn có những thủ thuật giấu kín. Những thủ thuật này được thực hiện cốt để bức ảnh đạt được hiệu ứng cao nhất, dù nhiều khi thực hiện thủ thuật xong thì món ăn cũng trở thành… không thể ăn được nữa. Dưới đây là một vài thủ thuật khá “gây sốc” thường được các nhiếp ảnh gia ẩm thực sử dụng.

Hé lộ bí mật tại sao đồ ăn quảng cáo trông cũng ngon hơn đồ nhà? ảnh 1

Bạn có thấy cốc nước của mình, dù thả nhiều đá cỡ nào trông cũng không mát lịm sảng khoái bằng những đồ uống mát lạnh quảng cáo trên truyền hình?

Đằng sau mỗi bức ảnh ẩm thực chuyên nghiệp là một nhiếp ảnh gia biết nhiều… thủ thuật. Những thủ thuật này có thể đơn giản, từ việc thoa son cho… trái dâu, cho tới đổ xì dầu vào… cà phê. Điều đó không có nghĩa các nhiếp ảnh gia đang lừa dối người xem, chỉ đơn giản đây là những cách cải thiện hiệu ứng hình ảnh hiệu quả nhất và nhanh gọn nhất.

Khi chụp ảnh ẩm thực, thường là theo đơn đặt hàng của các tạp chí, nhà hàng, nhà xuất bản, công ty quảng cáo…, nhiếp ảnh gia không thể dừng buổi chụp hình lại và yêu cầu món ẩm thực bày ra phải đạt tiêu chí này, tiêu chí khác, nhiệm vụ của nhiếp ảnh gia lúc này chính là khiến món ẩm thực bày ra phải đạt được tất cả các tiêu chí.

Bản thân các nhiếp ảnh gia ẩm thực nhiều kinh nghiệm luôn phải “thủ” bên mình những phụ liệu để có thể ứng biên đa dạng trong các tình huống phát sinh. Không chỉ làm nhiệm vụ của một nhiếp ảnh gia, họ còn là những chuyên gia “trang điểm - làm tóc” đối với món ẩm thực cần phải chụp.

Bạn có bao giờ để ý thấy đĩa mì mình được phục vụ, dù ngay lúc mới mang ra cũng chẳng thể nào bốc khói nghi ngút như trong hình quảng cáo. Bản thân đĩa mì đã khó lòng có được lượng khói nghệ thuật như thế, thêm vào nữa để có thể chụp khói một cách tự nhiên lại càng khó, vì vậy, để tạo hiệu ứng khói, các nhiếp ảnh gia ẩm thực thường phải có bột tạo khói chuyên dụng.

Nếu không, họ có thể… thắp hương, châm thuốc để lấy khói nhẹ hoặc dùng máy là hơi nước để có nhiều khói. Một cách hiệu quả nhất nhưng có vẻ “thô thiển” nhất, đó là nhúng tampon vào nước rồi đem quay trong lò vi sóng, sau đó đem giấu chúng dưới đĩa đựng đồ ăn, khói sẽ bốc lên rất tự nhiên và đẹp mắt, đặc biệt cần chú ý muốn chụp ảnh khói đẹp phải có nền tối phía sau.

Hé lộ bí mật tại sao đồ ăn quảng cáo trông cũng ngon hơn đồ nhà? ảnh 2

Dù bạn cố gắng thế nào, món gà của bạn cũng không bao giờ vàng rộm hấp dẫn được như ảnh chụp trong sách dạy nấu ăn.

Chụp đồ uống luôn cần có màu thực phẩm để làm đậm màu nước, thêm vào đó là đá, bọt, bong bóng… Những chi tiết này khiến đồ uống trông hấp dẫn hơn. Đối với đồ uống mát lạnh, người ta cần bột đá bào phủ lên bề mặt chai, cốc, và những viên đá làm từ… gelatin để không tan loãng trong quá trình chụp ảnh.

Đôi khi người ta còn cầu kỳ dùng những viên đá giả làm từ nhựa để suốt buổi chụp hình, viên đá vẫn long lanh y nguyên. Để tạo cảm nhận về sự mát lạnh của không khí “đóng băng” quanh thành cốc, người ta thường phun một lớp… chất khử mùi để cốc nước có vẻ lạnh băng với những hạt nước lăn chậm và có vẻ đặc sánh thay vì một cốc nước mát lạnh nhưng ướt nhẹp.

Nếu kem là một người mẫu trên sàn catwalk thì “nàng” chắc chắn là “vedette” bởi chụp kem rất khó và nếu bạn không chụp trong một không gian “đông lạnh” thì “nàng” sẽ tan chảy rất nhanh dưới sức nóng của các loại đèn chiếu rọi vào mình. Để tránh điều này, đĩa kem được chụp hình thường phải sử dụng những nguyên liệu riêng.

Người ta thường phải dùng chất tạo đông, chất tạo độ xốp - giòn cho bánh, đường bột, sirô ngô… Đôi khi người ta còn phải dùng cả… kem cạo râu để có độ ổn định cao.

Tất cả các bà nội trợ đều hiểu rằng để có được món quay thơm giòn đủ độ là rất khó, làm sao để bên ngoài chín tới, không bị quá khô, và bên trong không bị “lòng đào”. Các nhiếp ảnh gia ẩm thực thì không gặp nhiều khó khăn phức tạp tới vậy, món gà của họ có thể sống ở trong, chỉ cần màu sắc bề mặt thật hấp dẫn. Điều đó có nghĩa là gà đem chụp ảnh không được phép nấu chín.

Phải nấu sống để bề mặt trông vẫn còn độ ẩm, độ căng, độ xốp và nhất là lớp da giòn vàng không bị nứt. Ngoài ra để có được màu da vàng rộm bóng bẩy nhưng không hề “nhầy nhụa” mỡ dầu, người ta thường phải bôi trên khắp mình con gà một lớp nước tạo màu thực phẩm và sau đó là một lớp…. nước rửa bát.

Chụp cà phê, và đặc biệt là cà phê đen rất khó bởi nó luôn có một độ lấp lánh ánh dầu nhất định khiến màu sắc khó chân thực. Hay như chụp một cốc latte hoặc cappuccino, lớp bọt nhanh chóng bị tan loãng. Muốn màu cà phê thật hơn, như thường lệ, người ta phải sử dụng chất tạo màu, và dùng gelatin để tạo độ sánh mịn.

Ngoài ra, xì dầu pha loãng cũng rất “lợi hại”, nhiều khi cốc cà phê mà bạn thấy trong ảnh quảng cáo thực chất là một cốc… xì dầu. Sau cùng, thêm vài giọt nước xà bông pha loãng quanh vành cốc để tạo chút bọt cũng… không có gì quá đáng. Những váng bọt cà phê trong quảng cáo mà người xem nhìn thấy thường được tạo nên từ… bọt xà bông.

Sữa dùng trong quảng cáo thực phẩm ngũ cốc thường… không phải là sữa. Bởi nếu dùng sữa thật, những hạt ngũ cốc sẽ rất nhanh bung nở rồi bị nát, không còn phom dáng đẹp đẽ, hấp dẫn nữa, vì vậy, người ta thường sử dụng kem dưỡng tóc màu trắng đem pha loãng.

Cũng có khi người ta sử dụng một bát kem shortening, sau đó chỉ đổ một lớp sữa rất mỏng lên bề mặt kem, rồi “cắm” các mẩu ngũ cốc thật đẹp mắt lên. Trông bát ngũ cốc lúc này tưởng như đầy ắp mà các mẩu ngũ cốc cũng giòn lâu hơn.

P.V

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.