Hệ thống tên lửa Buk-M3: 'Sát thủ' của máy bay tàng hình

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3 sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm vào cuối năm 2016. Đây được xem là 'sát thủ' của loạt máy bay tàng hình, tên lửa hành trình...
Hệ thống tên lửa Buk-M3: 'Sát thủ' của máy bay tàng hình

Hệ thống tên lửa Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung, tự hành được phát triển bởi Liên Xô (cũ) và Nga.

Hệ thống tên lửa Buk-M3: 'Sát thủ' của máy bay tàng hình - anh 1

Hệ thống tên lửa Buk của Nga. Ảnh: Wikipedia

Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom chính xác, máy bay cánh quay và cánh cố định, và máy bay không người lái.

Hệ thống tên lửa Buk là sự kế thừa của hệ thống NIIP/Vympel 2K12 Kub (tên ký hiệu NATO là SA-6 "Gainful").

Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 và có tên ký hiệu do NATO đặt là "Gadfly" cũng như tên định danh của Bộ Quốc phòng Mỹ đặt là SA-11.

Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống tên lửa Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản mới tiếp theo mang tên 9K37M2 "Buk-M2".

Nga lên kế hoạch phát triển Buk-M3

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa phòng không Buk-M3 sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm vào cuối năm 2016.

Buk-M3 được phát triển bởi Viện nghiên cứu mang tên Tihomirova là thành viên mới nhất trong gia đình tên lửa đất đối không tầm trung tự hành Buk (Cây sồi) của Liên Xô và Nga .

Thành phần tổ hợp Buk-M3 bao gồm xe chỉ huy, xe radar cảnh giới, xe radar hỏa lực, xe mang phóng tự hành và xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn.

Hệ thống tên lửa Buk-M3: 'Sát thủ' của máy bay tàng hình - anh 2

Xe mang phóng tự hành 9A317 (trái) và 9A317M (phải). Ảnh: Soha

Nếu xe mang phóng tự hành 9A317 của Buk-M2 mang theo 4 tên lửa "để trần" trên bệ quay, còn xe 9A317M của Buk-M3 mang được tới 6 tên lửa đặt trong các ống phóng kín kiêm container bảo quản.

Trên xe mang phóng tự hành còn có radar đa năng, thiết bị quang truyền hình, ảnh nhiệt, bên cạnh thiết bị liên lạc vô tuyến để kết nối với các thành phần trong hệ thống.

Thiết bị xe phóng chấp hành 9A316M của tổ hợp tên lửa Buk-M3 có thể mang tới 12 tên lửa trên bệ phóng, trong đó bao gồm 6 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng và 6 tên lửa dự trữ trên khay giữ ngay dưới bệ phóng.

RIA Novosti dẫn lời Tư lệnh binh chủng phòng không trực thuộc Lục quân Nga cho biết Nga đang trong quá trình thay thế các tổ hợp tên lửa Buk-M1 bằng các tổ hợp Buk-M2 hiện đại hơn, và sẽ bắt đầu trang bị Buk-M3 vào năm 2016.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- TOP 10 công trình quân sự đắt nhất hành tinh

- Top 5 vũ khí uy lực nhất của Hải quân Nga

- 5 xạ thủ bắn tỉa nguy hiểm nhất trong lịch sử

- TOP 10 tàu ngầm tấn công đáng sợ nhất hành tinh

- Top những mẫu không hạm tàng hình, siêu thanh 'đáng sợ' nhất thế giới

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).