Hoài niệm Tết xưa: Nhà có hoa khôi, trai làng đua nhau so pháo

0:00 / 0:00
0:00
Chị cả tôi mang tiếng hoa khôi của làng nên Tết ấy, các chàng thi nhau đưa pháo tự chế đến so tài; cuối năm chị đi lấy chồng, chẳng bén duyên ai trong số họ.
Hoài niệm Tết xưa: Nhà có hoa khôi, trai làng đua nhau so pháo

Tháng Giêng về! Bẵng đi sau giấc ngủ dài, chồi biếc chợt bừng tỉnh nhú lên khỏi thân cành khẳng khiu. Mầm xanh mơn mởn thế dần sự cằn cỗi, xác xơ của mùa đông giá.

Tiết trời ấm lên. Tia nắng lung linh xuyên qua từng kẽ lá. Gió hiu hiu nhè nhẹ làm nhánh lộc mới khẽ rung lên. Thi thoảng ngọn xuân phong mang theo làn mưa bụi tinh khôi, huyền ảo phủ lên mặt địa cầu.

Trời đất thay áo mới, lòng người rộn tiếng vui ca. Đâu đây líu lo tiếng chim ríu rít ca lên cung điệu xốn xang. Nhìn cánh én liệng bay cuối trời, lòng mình bất chợt rộn lên. Nàng xuân như e ấp thổi luồng khí mới vào tâm hồn mỗi người. Lắng nghe trong khúc nhạc xanh từng nụ cười, ánh mắt, cử chỉ ngập niềm vui.

Dòng ký ức như xoay ngược trở về hai mươi năm trước. Kỷ niệm tuổi thơ của những ngày “vui như Tết” hiện về mồn một. Bâng khuâng, bồi hồi, xúc động một nỗi niềm khó tả. Tất cả hòa quyện, đan xen đang trào dâng trong tâm tưởng hồn tôi.

Thuở ấy, tôi nhớ nhất những ngày cuối năm lẽo đẽo theo mẹ đi chợ quê. Làm sao tôi quên được xe hàng Tết đầy ắp mà mẹ cố sức đẩy qua cái dốc trên cầu làng Vạn. Trời mùa xuân mà vầng trán mẹ lấm tấm mồ hôi. Sao thương mẹ đến thế!

Phiên chợ Tết nên góc nào cũng đông vui, náo nhiệt. Tiếng í ới xen lẫn tiếng trao đổi, chào mời huyên náo xóm chợ nhỏ.

Chọn cho mình một góc khuất nơi mẹ vẫn hay ngồi, tôi ngắm nghía mơ màng xa xăm. Nơi đó là những quầy hàng tạp hóa với bao món đồ Tết hấp dẫn. Ngắm chán lại quay sang cô bé đang trông hộ hàng cho mẹ kề bên. Cô bé trạc tuổi tôi nhoẻn miệng cười bẽn lẽn. Đôi má lúm đồng tiền thẹn thùng ửng hồng trong nắng xuân vừa lên.

Cuối phiên chợ là lỉnh kỉnh bao nhiêu vật dụng. Thôi thì đủ loại, “gi gỉ gì gi cái gì cũng có”, từ bánh kẹo, mứt, hoa cúc, hương trầm, lá dong, thêm ít lạt giang đến cả đôi câu đối. Cái thằng tôi cũng thủng thẳng trở về, lòng đầy sung sướng với bộ quần áo mới tinh ăn diện ba ngày Tết.

Chờ mãi, chờ mãi, thời khắc thiêng liêng nhất cũng đã đến. Đêm giao thừa, bên ánh lửa bập bùng khi mờ khi tỏ, cả nhà thức vây quanh nồi bánh chưng. Hương vị đồng quê lan tỏa khắp chái bếp nhỏ xinh. Trời đã khuya, hai mí mắt tôi ríu lại trĩu nặng. Trước khi gục đầu vào lòng mẹ, vẫn không quên dặn dò: “Mẹ nhớ thức con dậy để lắng nghe tiếng pháo đấy”.

Ừ, tiếng đì đùng pháo xuân. Chao ôi, sao nhiều kỷ niệm buồn vui liên quan đến nó thế? Có cái Tết thằng bạn nhà bên chơi pháo suýt nữa sém hết ngón tay. Có năm nhà tôi “được mùa” pháo. Số là chị cả tôi mang tiếng hoa khôi của làng, mấy anh chàng xóm trên thi nhau đưa pháo tự chế đến so tài. Những tràng pháo gộp lại dài mấy sải tay thay nhau nổ râm ran đêm xuân. Cuối năm, chị tôi đi lấy chồng. Nhóm “rể hụt” trong làng chẳng bén duyên ai.

Lại nhớ sáng tinh sương mồng một năm kia, hai anh em rủ nhau chạy sang nhà o ruột nhặt lấy những quả pháo thừa còn sót qua đêm. Chiều chiều, qua chúc Tết, o mắng yêu: “Mấy thằng quỷ, đầu năm chưa mở mắt đã sang đập đất nhà o bay rồi”.

Tuổi thơ trong trắng, tôi nào hiểu tục lệ “đập đất” (xông đất) là gì đâu. Không biết năm đó chúng tôi có là sứ giả may mắn cho nhà o tôi không?

Rồi những năm có thêm tí tuổi, tôi tập tành theo người để gói bánh chưng. Khổ nỗi, vì học theo nên tôi đã không quay mặt trong lá dong ra ngoài. Ngày đầu năm cắt bánh chỉ độc một màu trắng của hạt nếp chín thay cho màu xanh mượt. Cả nhà phá lên cười như nắc nẻ...

Mới đó đã hơn hai chục năm trời. Nghĩ lại ngày xuân cũ, không có ớt mà sống mũi bất giác chợt cay cay. Một cái Tết nữa đang về. Giữa dòng đời tấp nập ngược xuôi, thôn xóm đã bắt đầu hương sắc xuân. Lòng nhủ lòng, bất chợt hỏi thầm: Thời gian ơi, có bao giờ trở lại, đưa tôi về một thoáng giêng xưa?

Theo VTC News
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.