Học sinh được tranh biện theo mô hình Liên Hợp Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 10/6, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành – ICISE (thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã khai mạc hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc Lê Quý Đôn mở rộng (Le Quy Don Open Model United Nations - LQDOMUN 2022) dành cho học sinh, sinh viên toàn quốc.

Có 150 người là học sinh, sinh viên và các đại biểu là Ban tổ chức của các hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Bình… và Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết (tỉnh Quảng Ngãi). Chương trình còn có sự tham gia của Phó giáo sư-Tiến sỹ Lê Bộ Lĩnh, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Phó Tổng thư ký Quốc hội; Phó giáo sư-Tiến sỹ Hoàng Anh Tuấn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Phó Tổng thư ký ASEAN; Đại sứ-Tiến sỹ Luận Thùy Dương, giảng viên cao cấp Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar…

Diễn ra từ ngày 10-12/6, hội nghị Mô phỏng Liên hợp quốc Lê Quý Đôn mở rộng dành cho học sinh, sinh viên toàn quốc là mô hình giả định các cuộc họp tại Liên hợp quốc. Trong đó giả định theo các hội đồng chính gồm: Ủy hội Kinh tế-xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UNESCAP); Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); Ủy ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa (SOCHUM).

Mô phỏng của Hội đồng Ủy ban Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa (SOCHUM) gồm 24 đại biểu thảo luận 2 chủ đề: Kiểm duyệt không gian mạng và giám sát kỹ thuật số; Đảm bảo sự hợp tác đa phương để giảm thiểu vấn đề chảy máu chất xám.

Mô phỏng của Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tranh biện 2 chủ đề: Giải quyết ảnh hưởng toàn cầu về sự mở rộng quy mô của Trung Quốc; Xoay chuyển sự can thiệp của NATO tại Trung Đông.

Mô phỏng của Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UNESCAP) gồm 25 đại biểu với 2 chủ đề: Thúc đẩy sự phục hồi điện tử hậu COVID-19; Chống lại chủ nghĩa bảo hộ ở châu Á Thái Bình Dương trong chuỗi sự kiện hậu COVID-19.

LQDOMUN 2022 ra đời năm 2017 được tổ chức nhằm tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên trau dồi những kiến thức về tình hình quốc tế, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, lãnh đạo, làm việc nhóm, hợp tác đàm phán, trau dồi tiếng Anh, mở rộng mối quan hệ, phát huy tài năng trong giới trẻ và góp phần tạo nên những công dân toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.