Học sinh khối lớp 9 và lớp 12 ở Hà Nội chuyển sang học trực tuyến

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gửi thông báo tới các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã; các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội về việc tổ chức dạy học linh hoạt, thích ứng với cấp độ dịch COVID-19 tại địa bàn.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nội dung thông báo nêu rõ: Ngày 18/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhận được Thông báo số 844/TB-UBND ngày 17/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, thành phố Hà Nội có 2 đơn vị cấp quận và 25 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn có mức độ dịch cấp độ 3.

Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo UBND quận, huyện, thị xã xin ý kiến chỉ đạo và thông báo đến các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch cấp độ 3 thì cho học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12 tạm dừng đến trường học trực tiếp, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến kể từ ngày 20/12 cho đến khi có thông báo mới. Hiệu trưởng các nhà trường, giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thông báo đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh về phương án tổ chức dạy học cụ thể.

Theo Thông báo số 844/TB-UBND của UBND thành phố Hà Nội, 2 đơn vị cấp quận có mức độ dịch cấp độ 3 là quận Đống Đa và quận Hai Bà Trưng; 25 xã, phường có mức độ dịch cấp độ 3 gồm: Khâm Thiên, Văn Miếu, Trung Phụng, Quốc Tử Giám, Phương Liên, Kim Liên, Thổ Quan, Khương Thượng, Ô Chợ Dừa, Ngã Tư Sở (quận Đống Đa); Đống Mác (quận Hai Bà Trưng); Hàng Gai, Hàng Đào, Hàng Bạc, Đồng Xuân, Cửa Đông (quận Hoàn Kiếm); Thanh Trì, Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai); Quảng An, Yên Phụ (quận Tây Hồ); Vân Nội, Việt Hùng (huyện Đông Anh); Yên Viên (huyện Gia Lâm); Đông Xuân (huyện Quốc Oai); Văn Bình (huyện Thường Tín).

So với thông báo ngày 11/12, số đơn vị có mức độ dịch cấp độ 3 của thành phố Hà Nội tăng 13 đơn vị, gồm 1 đơn vị cấp quận và 12 đơn vị cấp phường, xã.

Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
Cảnh giác đột quỵ do nắng nóng
(Ngày Nay) - Thời tiết mùa hè nắng nóng, dễ bị đột quỵ, người dân cần có kiến thức để phòng tránh và được cấp cứu kịp thời khi có dấu hiệu đột quỵ.
Hiện có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Lăng Văn Sơn thuộc làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) (Ảnh: Báo Tin Tức).
Công viên văn hóa Lăng Văn Sơn: Di sản được đánh thức, bản sắc được gìn giữ
(Ngày Nay) - Sự hiện diện của công viên văn hóa Lăng Văn Sơn trong lòng đô thị hiện đại không chỉ tạo nên bản sắc độc đáo mà còn góp phần làm sống lại tinh thần vùng đất Tổng Gối anh hùng. Đây sẽ là nơi để Đan Phượng kể câu chuyện của mình với bạn bè gần xa - một vùng đất không chỉ có tốc độ phát triển mạnh mẽ mà còn sở hữu chiều sâu văn hóa đặc biệt, xứng đáng là trung tâm mới hiện đại và giàu bản sắc phía Tây Thủ đô.
Bộ ba trilogy album "Love Yourself" của BTS.
K-pop tại Mỹ: Khủng hoảng doanh số hay bước chuyển mô hình?
(Ngày Nay) - Thị trường K-pop tại Mỹ, điểm đến được mệnh danh là “mỏ vàng” của làn sóng Hallyu, đang trải qua những tín hiệu không mấy khả quan về doanh số album. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng đây chỉ là bước chuyển mình tất yếu khi thói quen tiêu dùng thay đổi, và đặc biệt, sự trở lại đầy đủ của BTS trong năm 2025 có thể trở thành cú hích lớn đưa K-pop bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.