Hơn 2.200 nghệ sỹ trong và ngoài nước trình diễn tại Festival Huế

Các chương trình nghệ thuật của trong nước và nước ngoài thi nhau tỏa sáng, mang lại niềm hứng khởi cho người dân và khách du lịch thập phương
Hơn 2.200 nghệ sỹ trong và ngoài nước trình diễn tại Festival Huế
Hơn 2.200 nghệ sỹ trong và ngoài nước trình diễn tại Festival Huế ảnh 1

Đoàn múa Yoon Myung Hwa-Hàn Quốc biểu diễn trong Lễ hội đường phố. (Ảnh: Thanh Hà/TTXVN)

Trong khuôn khổ giao lưu văn hóa tại Festival Huế 2016, ngày 1/5, trên các sân khấu Quảng trường Ngọ Môn, cung An Định, Cung Diên Thọ, bia Quốc học, các chương trình nghệ thuật của trong nước và nước ngoài thi nhau tỏa sáng, mang lại niềm hứng khởi cho người dân và khách du lịch thập phương.

Tại cung Diên Thọ, Đại Nội-Huế, nét độc đáo của nghệ thuật truyền thống Việt Nam được thể hiện qua chương trình "Âm sắc Việt;" đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống luôn thu hút đông đảo khán giả đến xem.

Năm nay, chương trình "Âm sắc Việt" được các nghệ nhân, nghệ sỹ đến từ Câu lạc bộ Nhã nhạc-Ca Huế Phú Xuân ở thành phố Huế, Câu lạc bộ Ca trù Thái Hà của Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy nghệ thuật dân ca bài chòi và hát hố Quảng Ngãi cùng Câu lạc bộ đàn và hát dân ca thành phố Đà Nẵng trình diễn.

Chương trình "Âm sắc Việt" nổi bật là nghệ thuật truyền thống của dân tộc bao gồm: Nhã nhạc cung đình, thể loại âm nhạc được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa - Kiệt tác truyền khẩu phi vật thể nhân loại và Ca Huế một thể loại âm nhạc cổ truyền đặc sắc của xứ Huế, đây là hai thể loại âm nhạc mang nhiều giá trị trong hệ thống nghệ thuật truyền thống Huế.

Nghệ thuật ca trù thể hiện trọn vẹn những nét tinh túy của một loại hình nghệ thuật dân gian bác học được lưu giữ tại giáo phường ca trù Thái Hà với hơn 30 làn điệu; nghệ thuật dân ca bài chòi và hát hố Quảng Ngãi là một hình thái nghệ thuật trình diễn dân gian sinh động mang bản sắc riêng với sự kết hợp khéo léo cả thơ, nhạc, hát, diễn xuất, ứng tác, y phục, mỹ thuật, thể hiện tính đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của cộng đồng cư dân miền Trung.

Nghệ nhân Trần Thảo, Câu lạc bộ Nhã nhạc-ca Huế Phú Xuân - người đã từng tham gia chương trình "Âm sắc Việt" trong nhiều kỳ Festival Huế cho biết, tất cả các giá trị nghệ thuật độc đáo của những loại hình nghệ thuật này được hòa quyện vào không gian cổ kính của thành quách như đưa người xem về miền hư ảo.

Các chương trình nghệ thuật của các đoàn nối tiếp nhau trình diễn với những lời ca và tiếng đàn, nhịp phách đã thu hút được nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ cùng đến tham dự.

"Cứ mỗi mùa Festival đến, tôi luôn có những phút giây vui mừng và trăn trở, đó là ngoài việc được biểu diễn giới thiệu nghệ thuật truyền thống của Huế đến với du khách trong và ngoài nước, tôi mong muốn nghệ thuật ca Huế cần được quan tâm nhiều hơn nữa để có thể sánh vai cùng nhiều loại hình nghệ thuật khác như ca trù của miền Bắc hay đàn ca tài tử ở Nam Bộ," nghệ nhân Trần Thảo chia sẻ.

Cộng hòa Pháp vẫn là đối tác chính tại Festival Huế với 5 đoàn nghệ thuật tham gia. Kể từ năm 2000, khi kỳ Festival Huế đầu tiên được tổ chức có sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp và Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp tại Việt Nam, đến nay sau 8 kỳ tổ chức, Festival Huế luôn có sự góp mặt của các đoàn nghệ thuật của nước Pháp.

Các đoàn nghệ thuật “Compagnie pas Terre” (múa đương đại-hip hop) và ban nhạc “Fuzeta” (Indie rock) và đoàn nghệ thuật L’Homme Debout chính thức có những buổi diễn đầu tiên tại Festival Huế.

Người dân Huế lâu nay vốn trầm lắng, vẫn không ngồi yên được ở nhà khi đoàn nghệ thuật L’Homme Debout đã có buổi trình diễn đầu tiên với chú rối khổng lồ Liédo cao 7,5m. Chương trình nghệ thuật đường phố được đông đảo khán giả tại Huế hưởng ứng trong hơn 60 phút quãng diễn.

Hơn 2.200 nghệ sỹ trong và ngoài nước trình diễn tại Festival Huế ảnh 2


Các đoàn nghệ thuật biểu diễn trên đường phố Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)

Chú rối Liédo - cao 7,5m có khớp được làm từ chất liệu mây tại Pháp - được các thành viên trong đoàn điều khiển với hành trình bắt đầu từ chân cầu Gia Hội (đoạn công viên Trịnh Công Sơn), đi qua đường Trần Hưng Đạo, dọc ngang chợ Đông Ba. Chú rối Liédo đã mang một vali trên tay như một chuyến đi trải nghiệm, khám phá Huế, đường phố và con người đất cố đô.

Trong quá trình di chuyển hơn một giờ đồng hồ, chú rối còn khiến người xem kinh ngạc khi các nghệ sỹ điều khiển để chú rối có thể thực hiện một số động tác như tung đôi chân như chuẩn bị bay lên trời cao, khiêu vũ giữa biển người thưởng ngoạn, trên tay cầm hoa vẫy chào mọi người, trong nền nhạc du dương được chính nghệ sỹ thuộc đoàn L’Homme Debout biên soạn.

Tại sân điện Kiến Trung (Đại Nội-Huế) có rất đông đảo khán giả và khách du lịch trong và ngoài nước đã được thưởng thức một chương trình nghệ thuật đặc sắc qua tiếng hát của các nghệ sỹ từ nước Nga xa xôi xinh đẹp.

Chương trình là những bài hát dân ca được nối tiếp nhau bằng nhiều nội dung mô tả cuộc sống của người dân Nga khi mùa Đông đang đến trên ngọn núi Kapat và những người đàn ông cũng phải ra đi bởi cuộc chiến vệ quốc khốc liệt, rồi từ trong tâm trí họ những đồng cỏ cứ hiện lên dù họ vẫn đang ở chiến trường xa xôi... nhưng tất cả đều hướng về một niềm tin của một ngày mai tươi sáng.

Ông Apeobeb ahaon - Trưởng đoàn cho biết thông điệp của những người nghệ sỹ vùng Kuban đến với Việt Nam, với Festival Huế 2016 chính là văn hóa Nga. Ngoài ra, ông cũng mong rằng việc tham gia biểu diễn nghệ thuật tại Festival Huế 2016 là để mọi người trên thế giới biết nhiều hơn về người Kazak vùng Kuban thuộc Liên bang Nga.

Cung Văn hóa Trung ương Mông Cổ đến tham dự Festival Huế 2016 có các chương trình biểu diễn lớn của nhiều ca sĩ, vũ công và nghệ sĩ uốn dẻo, nhất là loại hình nghệ thuật “Khöömii” (hát đồng song thanh) và chiêm ngưỡng những bộ trang phục truyền thống đặc sắc của Mông Cổ.

Lối sống du mục cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã đã tạo nên những nét đặc trưng cho di sản văn hóa của người Mông Cổ, được lưu truyền qua rất nhiều thế hệ. Những nghệ sỹ của Cung Văn hóa Trung ương luôn nỗ lực phấn đấu, không chỉ để kế thừa những di sản văn hóa phi vật thể vô giá của cha ông, mà còn để quảng bá hình ảnh của nền văn minh Mông Cổ ra thế giới.

Hơn 2.200 nghệ sỹ trong và ngoài nước trình diễn tại Festival Huế ảnh 3
Các đoàn nghệ thuật biểu diễn trên đường phố Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)

Ban nhạc Katarzia & Viktor-Slovakia chơi guitar và những ca khúc rap dân gian hết sức sôi động, tạo thành những đêm diễn hấp dẫn thu hút khách du lịch đến với Cố đô Huế.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết có trên 2.200 nghệ sỹ trong nước và quốc tế đăng ký tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2016; trong đó, hơn 270 nghệ sỹ quốc tế đến từ 23 đoàn của 17 quốc gia, 350 nghệ sỹ đến từ 9 đoàn nghệ thuật trong nước và gần 1.600 nghệ sỹ chuyên nghiệp, bán chuyên và không chuyên.

Festival Huế 2016 có tất cả 53 lễ hội, chương trình nghệ thuật và gần 50 hoạt động hưởng ứng được chia làm 2 tour với 74 suất diễn, trong suốt thời gian từ ngày 29/4-4/5.

Bên cạnh các chương trình nghệ thuật tiêu biểu, mang dấu ấn của những nền văn hóa khác nhau trên thế giới, tinh hoa di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Huế, Festival Huế 2016 tiếp tục tái hiện nhiều sinh hoạt cung đình độc đáo trong không gian huyền ảo của Đêm Hoàng cung, các chương trình giới thiệu tinh hoa nghệ thuật dân gian, nghệ thuật Cung đình xứ Huế, ngày hội "Khinh khí cầu," các lễ hội đường phố sôi động khác với sự tham gia của nghệ sỹ trong và ngoài nước...

Theo TTXVN

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?