Hốt Tất Liệt là vị Đại Hãn (người đứng đầu của đế quốc) thứ 5 của đế chế Mông Cổ. Dưới thời của ông, sự hưng thịnh của đế chế này đã đạt đến đỉnh điểm. Ông cũng là người dựng lên nhà Nguyên ở Trung Hoa, và có tham vọng chinh phục nốt các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Bagan, Java…(nhưng thất bại). Hốt Tất Liệt là vị vua có trí tuệ, rất chú ý đến kinh tế và giao thông. Ông đồng thời cũng là người đầu tiên tạo ra tiền giấy (tiền pháp định).
“Tuổi thơ dữ dội”
Năm 1215, trên vùng thảo nguyên bao la, Thành Cát Tư Hãn mang theo đại quân tung vó ngựa chinh phạt khắp nơi.
Trong cuộc chiến với quân Kim, hậu phương của Thành Cát Tư Hãn bất ngờ bị đánh lén và giữa trùng trùng binh đao, một đứa bé đã chào đời. Tiếng khóc của nó vang vọng khắp chiến trường, báo trước tương lai gắn chặt với vận mệnh lịch sử của một quốc gia, gắn chặt với khói lửa mịt mù của chiến trường đẫm máu.
Đứa bé đó chính là Hốt Tất Liệt, người con trai thứ hai của Đà Lôi với vợ cả là Sorghaghtani Beki (Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni), và là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn.
Hoàng đế Hốt Tất Liệt. Ảnh Wikipedia |
Từ thuở nhỏ, Hốt Tất Liệt đã sớm chứng tỏ là một cậu bé thông minh, trượng nghĩa và quan trọng nhất là khả năng quân sự thiên bẩm. Tư chất của Hốt Tất Liệt là niềm tự hào, niềm vui mừng khôn xiết đối với Thành Cát Tư Hãn nhưng đồng thời cũng dấy lên mối lo ngại, tị hiềm của những vị vương gia tham vọng khác.
Và từ đó, cuộc đời Hốt Tất Liệt đã bị cuốn vào vòng xoáy của nghiệp binh đao cùng những sóng gió triền miên của cuộc chiến tranh giành quyền lực khốc liệt.
Sau khi chứng kiến cha mình bị chính người anh em hãm hại, Hốt Tất Liệt nhận thấy phải dùng thủ đoạn chính trị để đấu tranh với quyền lực đương thời. Trải qua trăm ngàn cay đắng, chiêu hiền đãi sĩ, Hốt Tất Liệt đã đánh bại những thế lực mưu phản, lập ra triều Nguyên và trở thành một trong những vị hoàng đế tự thống nhất thiên hạ.
Lập ra triều Nguyên
Năm 1260, Hốt Tất Liệt đã trở thành đại hãn của đế quốc Mông Cổ sau khi anh trai ông là đại hãn Mông Kha chết năm trước đó, mặc dù em trai ông là A Lý Bất Ca cũng tự xưng là đại hãn tại kinh đô của đế quốc Mông Cổ vào thời điểm đó là Karakorum.
Họa hình Hốt Tất Liệt |
Cuối cùng ông đã giành thắng lợi trước A Lý Bất Ca vào năm 1264, và mặc dù cuộc tranh giành quyền kế vị đã đánh dấu sự kết thúc của sự thống nhất chính trị trong nội bộ đế quốc Mông Cổ.
Năm 1271, Hốt Tất Liệt thành lập nhà Nguyên. Năm 1279 quân đội của ông tiêu diệt nhà Nam Tống (1127-1279), thống nhất Trung Quốc.
Chủ trương “toàn súc”
Hốt Tất Liệt chấp nhận các mô hình chính trị và văn hóa Trung Hoa, cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của các lãnh chúa địa phương, những người đã nổi lên nắm quyền lực trong thời kỳ cuối của nhà Tống. Tuy nhiên, do mất niềm tin vào người Hán nên ông đã chỉ định người Mông Cổ, người Trung Á, người Hồi giáo và một ít người châu Âu vào các vị trí cao hơn người Hán.
Hốt Tất Liệt bắt đầu nghi ngờ người Hán khi con rể của một vị bình chương chính sự người Hán lại nổi dậy chống lại ông trong khi ông đang phải quyết đấu với A Lý Bất Ca tại Mông Cổ cho dù ông vẫn tiếp tục mời và sử dụng một số cố vấn người Hán như Lưu Bỉnh Trung, Hứa Hành và Diêu Xu.
Ngoại sử Mông Cổ kể rằng sau khi đạp đổ Trung Hoa dưới vó ngựa chinh phạt của mình, Hốt Tất Liệt nghĩ ngay đến chủ trương “toàn súc” nên phán rằng: “Đất đai nơi này rộng lớn và tươi tốt, khí hậu ôn hòa nhưng dân Hán đông quá, sống chật hết đất. Nay ta lệnh giết hết dân Hán để lấy chỗ chăn nuôi súc vật”.
Một trí thức Hán đang làm thông ngôn cho quân Mông Cổ nghe vậy hoảng hốt nghĩ thầm: “Thằng rợ du mục nầy quả là ngu, ta phải khai hóa cái đầu bò tối tăm của hắn để cứu Hán tộc” rồi quỳ mọp xuống thưa: “Thưa đức Đại Đế anh minh, nuôi người Hán có lợi hơn nuôi súc vật”. Các tướng Mông Cổ tức giận quát nạt: “Vô lý! Vô lý! Nuôi người Hán mà lợi hơn nuôi súc vật à? Người Hán chúng mày có làm ra sữa ra thịt như cừu, ngựa của chúng tao không?”
Hốt Tất Liệt phán: “Ngươi giải thích cho thông, không thì tao chém đầu”. Trí thức Hán thưa: “Dạ để cho người Hán sống không phải nuôi, cho chúng tự do làm ăn, của cải chúng làm ra bắt đóng thuế thì lợi gấp trăm lần nuôi súc vật”.
Hốt Tất Liệt là vị đại đế lãnh đạo hàng trăm vạn quân thảo phạt từ Tây sang Đông thì đầu óc không hề ngu muội tăm tối như tay trí thức Hán nghĩ. Ngay tức khắc, ông ngộ ra, liền dẹp bỏ chủ trương “toàn súc”, cho người Hán sống để thu thuế. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của ông, đế quốc Mông Cổ đã đạt đỉnh điểm của sự hưng thịnh.
Anh Phương (TH)
>>> Xem thêm:
- Những đế chế hùng mạnh nhất, hưng thịnh nhất trong lịch sử
- ‘Vũ khí’ bí mật của người đàn bà quyền lực nhất Ai Cập cổ đại
- Thành Cát Tư Hãn và 10 chiến dịch chinh phạt đỉnh cao
- Giải mã nguyên nhân cái chết đau đớn và bí hiểm của Alexander Đại đế