Huế: Giáo viên đưa di sản độc đáo vào trường dạy cho học sinh

Sau khi hoàn tất khóa tập huấn, hàng chục giáo viên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ mang di sản văn hóa độc đáo của Huế vào trường để truyền dạy cho các em học sinh. 
Ca Huế là một di sản văn hóa độc đáo của cố đô Huế.
Ca Huế là một di sản văn hóa độc đáo của cố đô Huế.

Ngày 9/11, trao đổi với PV, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đơn vị này vừa phối hợp cùng sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh xây dựng và triển khai chương trình đưa di sản ca Huế vào trường học.

Theo ông Hải, ca Huế là một di sản văn hóa độc đáo của cố đô Huế, có lịch sử ra đời, phát triển đã hàng trăm năm...Khi vùng đất này đóng vai trò là kinh đô của đất nước. Xét trên nhiều bình diện, ca Huế có giá trị tiêu biểu, nổi bật không chỉ ở trong phạm vi quốc gia hay khu vực. Vì vậy, ca Huế hoàn toàn xứng đáng được xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhận loại.

"Việc xây dựng hồ sơ ca Huế đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại có khá nhiều thuận lợi, bởi di sản này đã được công nhận là di sản phi vật thể cấp quốc gia của Việt Nam. Hồ sơ tư liệu về ca Huế rất phong phú, nếu được đầu tư  xây dựng tốt sẽ có tính thuyết phục rất cao. Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý của Huế nói riêng và Việt Nam nói chung có nhiều kinh nghiệm xây dựng hồ sơ, do đã thực hiện thành công không ít hồ sơ di sản trước đó", ông Hải nhấn mạnh.

Ông Hải chia sẻ, hiện nay sở Văn Hóa và Thể thao đang tích cực chỉ đạo nhà hát ca kịch Huế và các đơn vị chức năng liên quan xây dựng một kế hoạch tổng thể để bảo tồn và phát huy di sản ca Huế một cách bền vững. Sở cũng đã tham mưu với UBND tỉnh chính thức đăng ký với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kế hoạch xây dựng hồ sơ ca Huế để trình UNESCO. 

Cũng theo ông Hải, việc đưa ca Huế vào trường học là một việc làm hết sức có ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Đây chính là việc phù hợp nhất để đưa ca Huế đến với thế hệ trẻ của vùng đất cố đô cái nôi sinh ra ca Huế, để thế hệ trẻ hiểu biết về di sản này, từ đó nuôi dưỡng, phát triển lòng tự hào về các di sản truyền thống và tình yêu quê hương đất nước. Đây cũng là phương pháp phù hợp nhất để bảo tồn, phát triển ca Huế một cách bền vững.

Được biết, chương trình đưa di sản Ca Huế vào trường học gồm hai nội dung, thứ nhất, tập huấn hát ca Huế cho hơn 30 giáo viên âm nhạc của các trường THCS trên địa bàn thành phố Huế. Thứ hai, dạy hát ca Huế cho học sinh theo hình thức CLB ca Huế tại các trường THCS Nguyễn Tri Phương, trường THCS Thống Nhất và trường THCS Trần Cao Vân. Chương trình đưa ca Huế vào trường học không đơn thuần là dạy cho học sinh tập hát ca Huế mà còn là "món quà" giúp các em nhận ra những giá trị nhân văn ẩn chứa trong nội dung từng bài.

Theo tìm hiểu của PV, các giảng viên của trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên - Huế và nghệ nhân ca Huế sinh hoạt tại CLB ca Huế thính phòng đã trực tiếp tham gia giảng dạy và giao lưu trình diễn di sản ca Huế. Qua gần 3 tháng tham gia tập huấn, các giáo viên đã được giới thiệu về lý thuyết tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển ca Huế, tập hát các làn điệu ca Huế, giao lưu với các nghệ nhận, nghệ sĩ ca Huế, biểu diễn ca Huế giữa các giáo viên tham gia tập huấn. Sau khi hoàn thành tập huấn, các thầy, cô giáo sẽ cùng các nghệ nhân sẽ truyền dạy và nuôi dưỡng tình yêu di sản ca Huế cho các thế hệ học trò.

Theo Người Đưa Tin
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Tác phẩm "Ký ức Hà Nội xa 2"
Triển lãm "Khát": Dấu ấn nghệ thuật giữa lòng Hà Nội
(Ngày Nay) - Chiều ngày 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Khát" của hai nghệ sĩ: họa sĩ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công. Triển lãm là sự kết hợp độc đáo giữa hội họa và điêu khắc, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ về chủ đề "Khát".