Hướng dẫn kinh nghiệm quản lý vay nợ

(Ngày Nay) - Chẳng ai muốn mình ngập trong nợ nần, nhưng nếu nợ có thể giúp chúng ta có thêm động lực để đạt được những điều tốt đẹp hơn thì sao?
Hướng dẫn kinh nghiệm quản lý vay nợ

Trong khi người Việt Nam rất sợ sống chung với nợ, và coi nợ nần là đáng xấu hổ thì người dân ở các quốc gia phát triển, điển hình là Mỹ, Nhật hay Singapore lại vay nợ rất nhiều. Theo quan điểm của các chuyên gia, một trong những sai lầm thường gặp của người Việt là tránh nói về các chủ đề tài chính cũng như chia sẻ các kinh nghiệm về cách ứng xử với tiền bạc. Chúng ta hoàn toàn có thể tự tin sống một cuộc sống chất lượng hơn, bắt đầu từ những kiến thức nền tảng về chi tiêu và vay nợ.

Phân biệt khoản cần mua và khoản muốn mua

Hướng dẫn kinh nghiệm quản lý vay nợ ảnh 1

Những tài sản mua để tiêu dùng được hiểu một cách đơn giản là những thứ khiến ta mất tiền mà không tạo ra thu nhập - khoản muốn mua. Ví dụ, một chiếc điện thoại xịn, một chiếc áo hàng hiệu…  Trái lại, những vật dụng mang tính chất đầu tư, về cơ bản có thể giúp chúng ta tạo ra thu nhập chứ không phải chỉ dừng lại ở mục tiêu tiêu dùng - khoản cần mua. Giả sử một người lái xe cần một chiếc ô tô đủ tốt, một người làm đồ họa cần một máy tính cấu hình đủ mạnh…vv…

Tuy nhiên, lằn ranh phân định giữa 2 loại tài sản này đôi khi rất mong manh. Ví dụ, một chiếc xe máy có thể phục vụ cho việc đi lại của cá nhân nhưng cũng có thể là phương tiện để kiếm thêm thu nhập. Do đó xác định đúng thứ cần mua với thứ muốn mua giúp chúng ta có thể đưa ra những quyết định chi tiêu hợp lý.

Xác định nợ tốt - nợ xấu

Hướng dẫn kinh nghiệm quản lý vay nợ ảnh 2

Ở đây, nếu coi tài sản là khoản nợ thì đối với tài sản đầu tư, nguồn trả nợ là tiền được tạo ra từ tài sản đó. Nợ tốt sẽ giúp chúng ta tăng thu nhập, thậm chí nâng cao giá trị sức lao động. Trái lại, nợ xấu là những tài sản không sinh lợi, khiến chúng ta gặp khó khăn trong việc chi trả, trở thành gánh nặng cuộc sống.

Ví dụ, Nguyên là một nhân viên thiết kế đồ họa với mức lương hiện tại là 10 triệu/ tháng. Để nâng cao chất lượng công việc, Nguyên cần mua một chiếc laptop. Anh có thể lựa chọn tiết kiệm trong 7 tháng để mua được chiếc laptop này hoặc mua theo hình thức vay trả góp. Cuối cùng anh đã chọn mua trả góp chiếc Dell Vostro 3578 i7 có giá 20.990.000đ trong 12 tháng qua FE Credit tại cửa hàng Thế Giới Di Động vì thủ tục nhanh gọn chỉ cần có CMND và bằng lái. Sau khi trừ mọi khoản chi tiêu cố định còn dư khoảng 3 triệu, Nguyên trả trước số tiền 20% giá trị của sản phẩm, rồi mỗi tháng trả thêm cả gốc lẫn lãi 1.953.500 đồng, vẫn còn dư được hơn 1 triệu. Nhờ chiếc laptop mới, Nguyên đã cải thiện chất lượng công việc và được tăng lương lên 13 triệu, trừ đi số tiền đã trả góp thiết bị, giờ Nguyên đã dư được tới 6-7 triệu mỗi tháng.

Rõ ràng, đây là một khoản nợ tốt, một khoản đầu tư giá trị cho sự nghiệp và tương lai.

Khoản mục
Số tiền trước khi mua laptop (đồng)
Số tiền trong giai đoạn trả nợ laptop (đồng)
Số tiền sau khi trả nợ mua laptop (đồng)
Tiền lương
10 triệu
10 triệu
13 triệu
Tiền nhà và chi tiêu
6 - 7 triệu
6 - 7 triệu
6-7 triệu
Trả góp laptop
0 triệu
~1.9 triệu
0 triệu
Tiết kiệm được
3 - 4 triệu
1 - 2 triệu
6 - 7 triệu

Quy tắc 1/2 đối với tài sản tiêu dùng

Hướng dẫn kinh nghiệm quản lý vay nợ ảnh 3

Quy tắc 1/2 nói rằng chúng ta chỉ nên vay những khoản tiêu dùng nếu như khoản tiền thanh toán định kỳ hàng tháng nhỏ hơn 1/2 số tiền dư sau khi đã trừ mọi chi phí sinh hoạt.

Hãy cùng xem ví dụ sau đây để hiểu hơn về vai trò của quy tắc 1/2:

Nội dung chi tiêu
Tuấn
Nam
Thu nhập hàng tháng
6.000.000
6.000.000
Số tiền tối đa có thể chi tiêu hàng tháng
4.500.000
4.500.000
Thu nhập tiết kiệm hàng tháng
1.500.000
1.500.000
Số tiền tiết kiệm có thể dùng để trả nợ
730.000
730.000
Số tiền vay mua điện thoại
12.000.000
20.000.000
Thời gian trả nợ
24 tháng
24 tháng
Số tiền gốc và lãi phải trả cho khoản vay
708.000
1.245.000
Đánh giá khả năng quản lý khoản nợ
TỐT
KHÔNG TỐT

Với mức thu nhập như nhau, chỉ vì không đánh giá đúng khả năng trả nợ mà Nam có nguy cơ lâm vào tình trạng khó khăn. Còn Tuấn có khả năng chi trả tốt hơn khi chỉ phải thanh toán số nợ không quá 1/2 số tiền tiết kiệm hàng tháng, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng không bị ảnh hưởng đáng kể.

Làm chủ chi tiêu - Tận hưởng cuộc sống

Hướng dẫn kinh nghiệm quản lý vay nợ ảnh 4

Từ những chia sẻ trên đây, chúng ta cần rèn luyện cho mình thói quen trước khi quyết định vay một khoản nợ nào đó phải đặt ra hai câu hỏi:

- Khoản vay này phục vụ cho mục tiêu đầu tư hay tiêu dùng

- Nếu là khoản vay tiêu dùng thì liệu số tiền thanh toán định kỳ có nhiều hơn 1/2 thu nhập sau khi trừ chi tiêu của bạn hay không.

Với việc rèn luyện thói quen chi tiêu có kế hoạch một cách nghiêm túc, chúng ta không chỉ chủ động hơn, mà còn có thể khai thác hiệu quả các khoản nợ để nâng cao chất lượng cuộc sống.

TIN LIÊN QUAN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.