Hy vọng quảng bá hình ảnh dân tộc của Bắc Macedonia qua EURO 2020

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Bắc Macedonia đang kỳ vọng rằng EURO 2020 sẽ là “cơ hội ngàn vàng” để họ quảng bá hình ảnh của đất nước ra toàn thế giới - một dân tộc trẻ trung, đoàn kết và đầy hoài bão.
Đội hình đội tuyển quốc gia Bắc Macedonia tham dự EURO 2020. (Ảnh: Internet)
Đội hình đội tuyển quốc gia Bắc Macedonia tham dự EURO 2020. (Ảnh: Internet)

Goran Pandev - người mở đường tới EURO 2020 cho Bắc Macedonia

Thành phố hẻo lánh Strumica, lặng lẽ ẩn mình tại phía Đông Nam Macedonia là nơi sản sinh ra nhiều chính trị gia hàng đầu cho Bắc Macedonia, nhưng có lẽ Goran Pandev là nhân vật chiếm được trái tim của nhiều người nhất.

Khuôn mặt của Goran Pandev đang xuất hiện khắp mọi nơi ở Strumica. Từ các banner lớn được căng tại sân vận động, trên những bức tường, cho tới màn hình TV của hàng chục quán cà phê, đâu đâu cũng thấy hình ảnh của đội trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Bắc Macedonia. Anh cũng là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất mọi thời đại cho đội tuyển Bắc Macedonia với 38 bàn.

Thời khắc lịch sử của dân tộc Bắc Macedonia đến vào tháng 11/2020, và người được gọi tên là Pandev. Ở trận đấu với Georgia trong khuôn khổ vòng loại EURO 2020, tiền đạo 37 tuổi đã ghi bàn thắng quyết định, qua đó lần đầu tiên đưa Bắc Macedonia trở thành một trong 24 đội tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu. “Đây là chiến thắng dành cho dân tộc của tôi,” Pandev xúc động chia sẻ sau khi trận đấu kết thúc.

Hy vọng quảng bá hình ảnh dân tộc của Bắc Macedonia qua EURO 2020 ảnh 1

Các cầu thủ Bắc Macedonia vỡ oà sau khi chính thức giành vé tham dự EURO 2020. (Ảnh: AS)

Không chỉ là một biểu tượng của bóng đá Bắc Macedonia, Goran Pandev còn đóng góp rất nhiều vào các hoạt động phát triển cộng đồng tại quê nhà. Trong hơn 1 thập kỷ qua, anh đã tài trợ cho một học viện bóng đá cùng tên tại Strumica, đào tạo hơn 300 cầu thủ trẻ đầy tiềm năng và hơn 1.000 người khác trên khắp đất nước.

Hy vọng quảng bá hình ảnh dân tộc của Bắc Macedonia qua EURO 2020 ảnh 2

Học viện bóng đá Pandev, nơi đào tạo ra hơn 300 cầu thủ trẻ tiềm năng cho bóng đá Macedonia. (Ảnh: New York Times)

“Anh ấy là thần tượng của tất cả trẻ em ở đất nước này,” Jugoslav Trenchovski, giám đốc của Học viện Pandev tự hào.

Và người hùng của Bắc Macedonia lại tiếp tục lập công trong trận đấu đầu tiên tại EURO 2020 trước Áo, cho dù Bắc Macedonia đã chịu thua chung cuộc với tỷ số 3-1.

Thúc đẩy hy vọng gia nhập EU và nối lại tình đoàn kết dân tộc

Với Bắc Macedonia, tầm quan trọng của việc lần đầu tiên tham dự EURO còn vượt xa hơn cả lòng tự hào dân tộc.

“Từ bây giờ, cả thế giới sẽ biết đến đất nước chúng tôi,” Muamed Sejdini, Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Macedonia chia sẻ. “Tôi sẽ không còn phải giải thích cặn kẽ rằng chúng tôi là quốc gia có biên giới với Serbia, Albania, Bulgaria và Hy Lạp cho người nước ngoài nữa.”

Thật vậy, EURO 2020 là cơ hội ngàn vàng để Bắc Macedonia quảng bá hình ảnh của họ ra toàn thế giới. Cái tên Bắc Macedonia mới chỉ ra đời từ năm 2019, sau hai thập kỷ tranh chấp với các nước láng giềng và một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi.

Không chỉ vậy, nhiều người tin rằng được góp mặt ở EURO 2020 sẽ là một bước tiến lớn trên hành trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Bắc Macedonia. Trước đó, Bắc Macedonia đã có sự ủng hộ của các nước Cộng hòa Séc, Áo và Slovenia.

Hy vọng quảng bá hình ảnh dân tộc của Bắc Macedonia qua EURO 2020 ảnh 3

Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev phát biểu trên toàn quốc tại buôi lễ gia nhập chính thức Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO của Bắc Macedonia ngày 12/2/2019. (Ảnh: TTXVN)

Sase Gjoles, ca sĩ chính của Vis Risovi, một ban nhạc rất nổi tiếng tại Bắc Macedonia chia sẻ: “Các cầu thủ đã mở rộng cánh cửa đến với EU cho Bắc Macedonia hơn rất nhiều. Đây sẽ là một thông điệp của một thế hệ mới.” Trong đoạn điệp khúc của bài hát ủng hộ đội tuyển quốc gia, Gjoles đã viết rằng: “Hãy đến Châu Âu, nơi chúng ta thuộc về”.

Bên cạnh đó, thúc đẩy sự đoàn kết dân tộc cũng là một vấn đề quan trọng mà việc đội tuyển Bắc Macedonia lần đầu tham dự EURO có thể giải quyết. Khoảng một phần tư dân số Bắc Macedonia là người gốc Albania, tách biệt khỏi phần lớn dân số Macedonia bởi ngôn ngữ và tôn giáo (chủ yếu là Hồi giáo) của họ.

“Không ai trong chúng tôi ủng hộ Macedonia,” Arijan Murtezani, thành viên của Ballistet, một nhóm cực đoan cho biết. “Mặc dù chúng tôi vẫn tôn trọng Macedonia, nhưng chúng tôi cũng yêu và tôn vinh di sản quốc gia của mình, đó là Albania.”

Nhiều đội bóng ở Bắc Macedonia được định danh bởi nơi các cầu thủ của họ sinh ra. Do đó, bạo lực giữa các nhóm cực đoan thường bắt nguồn từ đây. Tháng 6 năm 2018, một người hâm mộ của Vardar Skopje, câu lạc bộ bóng đá có trụ sở tại thủ đô Skopje, Bắc Macedonia, đã bị giết ngay giữa ban ngày tại một trạm xe buýt. Hai người hâm mộ của Shkupi, một đội bóng đến từ một khu dân tộc Albania ở thủ đô, đã phải ngồi tù.

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Bắc Macedonia Muamed Sejdini hy vọng rằng, chiến dịch EURO 2020 năm nay của đội tuyển quốc gia có thể giúp dân tộc đoàn kết dưới một màu cờ.

Hy vọng quảng bá hình ảnh dân tộc của Bắc Macedonia qua EURO 2020 ảnh 4
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Bắc Macedonia Muamed Sejdini. (Ảnh: UEFA)

Đúng như những gì ông Sejdini hy vọng, một “mặt trận thống nhất” giữa các nhóm cực đoạn tại Bắc Macedonia, đã được lập ra để cổ vũ cho đội tuyển nước nhà, dưới cái tên Falanga.

Chính lực lượng của đội tuyển Bắc Macedonia cũng đã phản ánh sự phức tạp về sắc tộc tại quốc gia này. Một số ngôi sao như Ezgjan Alioski và Enis Bardhi là người Albania; tiền vệ trung tâm Boban Nikolov là người Macedonia; Elmas, tiền vệ cánh của đội bóng Ý Napoli, lại là người gốc Thổ Nhĩ Kỳ. Những cầu thủ này đang được kỳ vọng sẽ tạo nên một bản sắc riêng cho Bắc Macedonia, và quảng bá bản sắc ấy không chỉ trong châu Âu mà còn trên toàn thế giới.

Đội tuyển Bắc Macedonia đã phải xách vali về nước sau thất bại 2-1 trước Ukraine vào hôm qua. Có thể hành trình tại EURO năm nay của Bắc Macedonia không quá ấn tượng, nhưng các cầu thủ đã đóng góp được những điều lớn lao hơn là thành tích thi đấu thể thao cho dân tộc của họ.

Theo New York Times
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.