Indonesia lên kế hoạch phát triển du lịch y tế trong tương lai

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Indonesia đang hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa du lịch và y tế, trước mắt xây dựng các trung tâm chữa bệnh tại các điểm du lịch nổi tiếng như Bali, hồ Toba…
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Ngày 26/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia, ông Dante Saksono Harbuwono cho biết nước này sẽ thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực du lịch y tế trong tương lai, trong đó nguồn tài trợ và đầu tư của các đối tác trong và ngoài nước có ý nghĩa chiến lược trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ y tế quốc gia.

Theo ông Harbuwono, Indonesia đang hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa du lịch và y tế, trong đó trước mắt xây dựng các trung tâm chữa bệnh tại các điểm du lịch nổi tiếng như Bali, hồ Toba…

Thứ trưởng Harbuwono cũng bày tỏ hy vọng những kế hoạch dài hạn và hấp dẫn trên sẽ thu hút sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, chất lượng y tế nội địa cải thiện cũng sẽ giảm thiểu số lượng người dân Indonesia hằng năm ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Ông Harbuwono cho hay trong thời gian qua, khoảng 30 đối tác nước ngoài đã đồng hành và hỗ trợ Indonesia cải thiện hệ thống y tế, nhất là lĩnh vực nghiên cứu sản xuất vaccine, sử dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán và điều trị bệnh…

Theo số liệu của Bộ trên, trong giai đoạn 2021-2025, nước này đã nhận được nguồn hỗ trợ tài chính 931,7 triệu USD từ nước ngoài để nâng cấp và cải thiện chất lượng hệ thống y tế quốc gia.

Riêng năm 2023, con số tài trợ là khoảng 276,2 triệu USD, trong đó gần 48% (131,8 triệu USD) được sử dụng trong các chương trình hỗ trợ y tế cộng đồng và nâng cao chất lượng quản lý y tế công.

Bên cạnh đó, khoảng 72,8 triệu USD (khoảng 26,4%) được sử dụng cho hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng y bác sỹ và nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật y tế.

Thứ trưởng Harbuwono cho rằng những khoản tài trợ như vậy có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia.

Theo số liệu thống kê, hàng năm người Indonesia đã chi khoảng 1,2 tỷ USD cho các hoạt động chữa bệnh ở nước ngoài, trong đó đặc biệt là các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan hay Malaysia.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).