Indonesia sẽ đóng cửa đảo Komodo trong vòng 1 năm

(Ngày Nay) - Những người hâm mộ động vật hoang dã có kế hoạch đến đảo Komodo để đi chơi với những con thằn lằn lớn nhất trên Trái đất vào năm 2020 sẽ phải điều chỉnh kế hoạch du lịch tới đây.
Indonesia sẽ đóng cửa đảo Komodo trong vòng 1 năm

Theo truyền thông địa phương, các quan chức chính phủ đang đóng cửa hòn đảo nổi tiếng với khách du lịch này trong vòng một năm.

Tờ Tempo của Indonesia dẫn lời người phát ngôn chính quyền tỉnh Marius Jelamu nói rằng đảo Komodo sẽ đóng cửa đối với khách du lịch từ tháng 1 năm 2020.

Mặc dù kế hoạch hạn chế số lượng du khách tới Komodo đã được thảo luận trong nhiều tháng, tờ Tempo cho rằng kế hoạch đóng cửa đảo theo sau một vụ triệt phá đường dây buôn lậu, trong đó có 41 thằn lằn Komodo được đưa ra khỏi đảo và bán ra nước ngoài với giá 500 triệu rupiah/con (khoảng 35.000 USD).

Indonesia sẽ đóng cửa đảo Komodo trong vòng 1 năm ảnh 1

Một con rồng komodo nhỏ đã được chính quyền giải cứu trong một chiến dịch chống buôn lậu vào tháng 3 ở Indonesia. Ảnh: CNN

Trong thời gian đóng cửa, các quan chức sẽ bắt tay vào một chương trình bảo tồn số lượng loài rồng Komodo, cùng với đó là bảo tồn môi trường sống của chúng.

Rồng Komodo là loài thằn lằn nổi tiếng với những vết cắn chứa độc tố và có kích thước khổng lồ, có thể dài tới 3m và nặng tới 70 kg.

Du lịch trên đảo Komodo đã ngày càng phát triển trong những năm gần đây nhờ việc bổ sung các chuyến bay và khách sạn mới ở thị trấn Labuan Bajo gần đó trên đảo Flores. Công viên quốc gia Komodo hiện đón nhận trung bình 10.000 khách/tháng.

Theo số liệu của UNESCO, có hơn 5.000 con rồng trải khắp các đảo Komodo, Rinca, Gili Motong và một số vùng ven biển phía tây và phía bắc Flores.

Tempo đưa tin rằng các nhà chức trách sẽ chỉ đóng cửa đảo Komodo, phần còn lại của công viên quốc gia sẽ vẫn mở cửa cho khách du lịch.

Du khách tới đây không chỉ để ngắm nhìn loài thằn lằn có kích thước siêu lớn mà còn có thể trải nghiệm hoạt động lặn biển.

Theo CNN
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.