Iran phóng thành công 2 vệ tinh tự chế tạo vào quỹ đạo

(Ngày Nay) - Kowsar là vệ tinh được trang bị để chụp ảnh có độ phân giải cao phục vụ cho mục đích lập kế hoạch nông nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường và quản lý khủng hoảng.
Iran phóng vệ tinh tự chế tạo vào quỹ đạo. Ảnh: Reuters
Iran phóng vệ tinh tự chế tạo vào quỹ đạo. Ảnh: Reuters

Theo hãng thông tấn bán chính thức Tasnim của Iran đã phóng thành công 2 vệ tinh tự chế tạo vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Soyuz-2.1b của Nga, từ bãi phóng Vostochny Cosmodrome ở vùng Viễn Đông Nga vào rạng sáng 5/11.

Theo Tasmin, hai vệ tinh này mang tên Kowsar và Hodhod được phát triển bởi khu vực tư nhân của Iran.

Kowsar là vệ tinh cảm biến từ xa nặng 30kg, được trang bị để chụp ảnh có độ phân giải cao phục vụ cho mục đích lập kế hoạch nông nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường và quản lý khủng hoảng.

Dự kiến vệ tinh này sẽ hoạt động trong thời gian khoảng 3 năm rưỡi, quay quanh Trái đất ở độ cao 500km, chủ yếu tập trung vào các ứng dụng nông nghiệp và sử dụng đất.

Vệ tinh Hodhod nhỏ hơn được thiết kế cho mục đích truyền thông, hỗ trợ phát triển mạng lưới truyền thông và Internet vạn vật. Vệ tinh này sẽ cung cấp kết nối đến các khu vực xa xôi không có mạng lưới truyền thống và cũng được định vị ở quỹ đạo cách Trái đất 500km.

Hãng tin RIA Novosti của Nga đưa tin ngoài hai vệ tinh của Iran, tên lửa Soyuz-2.1b đã phóng hai vệ tinh heliophysics và 53 vệ tinh nhỏ hơn vào quỹ đạo.

Vụ phóng lần này đánh dấu nỗ lực không gian mới nhất của Iran, sau khi triển khai vệ tinh Pars-1 vào tháng 2, cũng được phóng bởi tên lửa Soyuz của Nga.

Vào tháng 8/2022, Iran đã phóng vệ tinh Khayyam từ sân bay vũ trụ Baikonur của Kazakhstan, cũng sử dụng tên lửa Soyuz của Nga.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.