K-League chuẩn bị khởi tranh trong mùa dịch

(Ngày Nay) - Trong một trận giao hữu trước mùa giải vào cuối tháng 4, hai cầu thủ của đội Incheon United đã uống nước từ chai, sau đó họ nhận ra mình cầm nhầm và đổi cho nhau. Các chai nước sẽ được dán riêng tên của từng cầu thủ để tránh lây nhiễm COVID-19.
Cầu thủ Lee Dong-gook của Jeonbuk Huyndai Motors được đo thân nhiệt trước trận đấu tập với Daejeon Citizen cuối tuần trước. Ảnh: FA
Cầu thủ Lee Dong-gook của Jeonbuk Huyndai Motors được đo thân nhiệt trước trận đấu tập với Daejeon Citizen cuối tuần trước. Ảnh: FA

Giải vô địch bóng đá Hàn Quốc K-League sẽ mở màn vào ngày 8/5, thu hút sự chú ý của giới mộ điệu về cách tổ chức một mùa giải khi dịch bệnh chưa kết thúc.

Trong lịch sử 37 năm, chưa bao giờ bóng đá Hàn Quốc trải qua giai đoạn chuẩn bị mùa giải kỳ lạ tới vậy. Mọi năm, ban tổ chức sẽ luôn vướng mắc ở khâu bán bản quyền truyền hình, nhưng hiện tại các công ty truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đã gõ cửa trụ sở K-Leage tại Seoul.

Hiện đã có 10 quốc gia ký hợp đồng mua bản quyền phát sóng giải đấu, từ Trung Quốc đến Croatia, vẫn còn nhiều đơn vị khác đang thương thảo hợp đồng với ban tổ chức.

K-League chuẩn bị khởi tranh trong mùa dịch ảnh 1

Các chai nước dán tên cầu thủ tại trận đấu tập giữa Inceon United vs Suwon FC. Ảnh: FA

"Các trận đấu trực tiếp là điều hiếm hoi trong những ngày này", Chủ tịch của K-League Kwon Oh-gap, nói. "Đây là một cơ hội tuyệt vời để cho thế giới biết về giải đấu hàng đầu châu Á. Chúng tôi hy vọng người hâm mộ sẽ quên đi dịch bệnh khi họ xem K-League".


Đài Loan và Turkmenistan vẫn tổ chức các giải đấu, nhưng K-League, nơi sản sinh ra nhiều đội bóng vô địch châu Á nhất, luôn ở một cấp độ khác.

Theo lịch ban đầu, giải đấu này đã diễn ra vào ngày 29/2 và kết thúc vào ngày 4/10 nhưng dịch bệnh bùng phát tại Daegu và Gyeongsang Bắc đã khiến các nhà tổ chức tuyên bố tạm hoãn tới tháng 5.

"Trong quá trình chuẩn bị cho giải đấu, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và ý kiến chung của họ là chúng tôi có thể xem xét bắt đầu giải đấu khi số bệnh nhân được duy trì ở mức dưới 30 trong vòng 2 tuần", ông Kwon nói.

Để có thể dời lịch thi đấu từ tháng 2 tới tháng 5 đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng của các đội bóng. Tất cả 1.100 nhân viên và cầu thủ đã được xét nghiệm vào tuần trước và trong vòng 6 giờ, tất cả được xác nhận âm tính, tạo điều kiện cho K-League được khởi tranh.

Mùa giải năm nay cũng đã sửa đổi một số quy định, giải đấu gồm 12 đội bóng đã giảm số trận đấu trong mùa giải này từ 38 xuống còn 27 và kết quả sẽ được tính miễn là 22 trận đấu được hoàn thành.

K-League chuẩn bị khởi tranh trong mùa dịch ảnh 2

Các cầu thủ  Inceon United vs Suwon FC giữ khoảng cách trước khi thi đấu. Ảnh: FA

"Tình hình dịch bệnh đã dịu đi nhưng nó vẫn chưa chấm dứt", chủ tịch K-League cho biết. "Nếu một trường hợp mắc bệnh được phát hiện, thì đồ đạc của họ, cũng như đối thủ đã thi đấu, sẽ bị cách ly trong ít nhất 2 tuần".

"Các giải đấu khác cùng các hiệp hội bóng đá quốc gia đã đặt câu hỏi về quy trình tổ chức của K-League và cách vận hành trong tình hình hiện tại. Chúng tôi rất vui được hợp tác và chia sẻ hướng dẫn", ông Kwon nói.

Các trận đấu chắc chắn diễn ra trong tình trạng không có khán giả, còn các cuộc phỏng vấn sau trận đấu sẽ diễn ra trên sân, các phóng viến sẽ đứng cách xa 2 m. Những quy định như bắt tay trước trận đấu sẽ bị loại bỏ, còn các huấn luyện viên sẽ phải đeo khẩu trang khi chỉ đạo học trò.

"Các hành vi như nhổ nước bọt hoặc xì mũi quá nhiều sẽ bị nghiêm cấm", chuyên gia truyền thông K-League, Woo Cheoung-sik nói. "Trong suốt trận đấu, những người chơi thường xuyên nhổ nước bọt hoặc nói chuyện quá gần sẽ bị cảnh cáo".

"Mục tiêu của chúng tôi trong năm nay là hoàn thành giải đấu", ông Woo nói. "Bất cứ điều gì khác là một phần thưởng nhưng bất cứ điều gì xảy ra thế giới sẽ dõi theo chúng tôi".

Theo The Guardian
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.