Kết nối bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 16/7, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận ra mắt mô hình Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình kết nối với hành trình du lịch di sản văn hóa Chăm tại địa phương.

Đây là bộ sưu tập duy nhất còn lại khá đầy đủ của Vương triều Champa được lưu giữ hơn 400 năm qua bởi gia tộc hậu duệ Vua Pô Klong Mơh Nai.

Kết nối bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịch ảnh 1
Giới thiệu Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm cho du khách tham quan. Ảnh: Nguyễn Thanh/ TTXVN

Kho mở Bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm được đặt tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Đây là nhà của gia đình hậu duệ Hoàng tộc Chăm Nguyễn Thị Thềm đang sinh sống. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc, đậm giá trị lịch sử văn hóa dân tộc Chăm, được phân thành 8 nhóm sưu tập gồm: Vương miện vua và hoàng hậu; vũ khí; nhạc khí; đồ thờ tự; vải thổ cẩm và vải có nguồn gốc từ nước ngoài; gốm sứ; giấy và gỗ. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của Vua Pô Klong Mơh Nai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo vào đầu thế kỷ XVII.Để phục vụ khách tham quan, Kho mở Bộ sưu tập di sản Hoàng tộc Chăm được bố trí, trưng bày thành 2 không gian. Một không gian trưng bày hiện vật quý có giá trị về nghệ thuật tôn giáo và kinh tế lớn. Không gian khác trưng bày một số trang phục của vua chúa Chăm có niên đại từ thế kỷ XVII và các sắc phong của vua triều Nguyễn, văn tự bằng chữ Hán, chữ Chăm.

Kết nối bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịch ảnh 2
Bộ vương miện của Vua Pô Klong Mơh Nai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn tinh xảo, độc đáo đầu thế kỷ XVII. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Ông Võ Thành Huy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Việc xây dựng mô hình Kho mở Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm huyện Bắc Bình kết nối với hành trình du lịch di sản văn hóa sẽ góp phần khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Chăm, tránh nguy cơ bị mai một. Đồng thời, phục vụ đời sống sinh hoạt của cộng đồng và góp phần phát triển du lịch ở Bình Thuận. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kết nối bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịch ảnh 3
Những đồ vật trong Bộ sưu tập di sản Hoàng Tộc Chăm. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Hiện nay các hiện vật trong bộ sưu tập mới đưa vào trưng bày dưới dạng kho mở, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu khách tham quan. Trước yêu cầu đổi mới để phát triển du lịch, nhất là du lịch tâm linh, khám phá lịch sử, di sản thì mô hình này sẽ trở thành điểm tham quan thú vị, thu hút du khách tìm hiểu, nghiên cứu về nền văn hóa lâu đời của đồng bào Chăm ở Bình Thuận.Theo ông Ức Viết Vòng, Trưởng ban Quản lý Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm, thời gian tới, các thành viên trong gia đình Hoàng tộc Chăm sẽ tham gia khóa đào tạo, tập huấn về kỹ năng xây dựng mô hình và nghiệp vụ du lịch. Trung tâm sẽ đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, kết nối các đơn vị, công ty du lịch xây dựng tour, tuyến khám phá di sản, văn hóa Chăm.

Kết nối bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịch ảnh 4
Múa truyền thống của đồng bào Chăm tại lễ ra mắt Mô hình. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN

Theo Bảo tàng tỉnh Bình Thuận, bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm hội tụ đầy đủ các giá trị về lịch sử ra đời của Vương triều Chăm xưa với trang phục, trang sức, vương miện, vũ khí, đồ ngự dụng trong hoàng cung… Trước năm 1975, bộ sưu tập này được bảo quản kín vì lý do tâm linh, tín ngưỡng, đảm bảo an ninh, an toàn cho di sản và người bảo vệ di sản. Sau khi được xếp hạng Di tích Lịch sử và nghệ thuật quốc gia, đến nay, gia đình hậu duệ Hoàng tộc Chăm đã đồng ý để Bảo tàng tỉnh Bình Thuận thiết kế, trưng bày bộ sưu tập dưới dạng kho mở.

Bình luận
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.