Kết nối sản phẩm khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong 2 ngày 9-10/7, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức "Diễn đàn kết nối các sản phẩm khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân". Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến chủ trì Diễn đàn.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất, mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân luôn là mục tiêu xuyên suốt của ngành nông nghiệp trong nhiều năm qua. Những năm qua, khoa học công nghệ đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành nông nghiệp.

Kết nối sản phẩm khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân ảnh 1
Các diễn giả tham dự Diễn đàn kết nối sản phẩm khoa học công nghệ với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân. (Ảnh: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Những ứng dụng khoa học công nghệ bao trùm trên tất cả các lĩnh vực từ trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, công nghệ sau thu hoạch… góp phần thúc đẩy sản xuất, chế biến, kinh doanh theo hướng liên kết chuỗi giá trị, hình thành vùng sản xuất khép kín quy mô hàng hóa, hiện đại, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường.

Hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ được triển khai mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực nông nghiệp, góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân 3 năm (giai đoạn 2021-2023) đạt 3,35%/năm, trong khi giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 2,62%/năm.

Khoa học công nghệ là khâu khâu đột phá đưa kinh tế nông nghiệp Việt Nam có được kết quả này. Dự báo, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 có thể chạm mốc 60 tỷ USD.

Tại chuỗi sự kiện, nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được giới thiệu tại không gian trưng bày của Diễn đàn, gồm: Giống cây trồng, vật nuôi mới, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, các bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích… có thể chuyển giao ngay cho doanh nghiệp và người dân.

Kết nối sản phẩm khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân ảnh 2
Các đơn vị ký kết hợp tác. (Ảnh: HNV)

Sự kiện thứ hai là Diễn đàn kết nối sản phẩm khoa học công nghệ nông nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân. Gần 200 đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trong và ngoài Bộ, các doanh nghiệp, các hội, hiệp hội, các hợp tác xã, tổ chức quốc tế đã đăng ký tham gia tọa đàm. Tọa đàm là không gian để các đại biểu, diễn giả kết nối, chia sẻ, trao đổi, thảo luận để đi đến hợp tác bền chặt, cùng nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm khoa học công nghệ và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất, mang lại lợi nhuận cho bà con nông dân, đồng thời gắn với bảo vệ môi trường, giảm phát thải và phát triển bền vững.

Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, diễn đàn này được tổ chức như một sự kiện kết nối cung - cầu cho các sản phẩm khoa học công nghệ và tìm cơ hội liên kết, hợp tác giữa nhà khoa học với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Nông nghiệp của Việt Nam.

Tại diễn đàn đã thực hiện 11 lễ ký kết chuyển giao sản phẩm khoa học, dưới sự chứng kiến của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và các đại biểu.

Sự kiện này chính là cầu nối để hình thành, phát triển và lan tỏa nhiều ý tưởng, dự án hợp tác nghiên cứu chuyển giao, thu hút được mọi nguồn lực xã hội để đồng hành với ngành nông nghiệp và bà con nông dân, mang những công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất./.

Pháp tăng cường biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Pháp tăng cường biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
(Ngày Nay) - Ngày 17/9, Bộ Nông nghiệp và Chủ quyền lương thực Pháp cho biết đã tăng cường giám sát dịch tả lợn châu Phi (ASF) dọc theo một phần biên giới với Đức trong bối cảnh dịch bệnh này liên tục lây lan giữa lợn rừng ở nhiều nơi tại châu Âu.