Khai mạc kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 76

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 21/5, kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 76 đã khai mạc tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ, trong đó tập trung vào việc "cứu sống, nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người".
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra thông báo cho biết 2023 là năm kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức này, theo đó kỳ họp WHA lần thứ 76 sẽ xác định tương lai trước mắt và dài hạn của WHO, bắt đầu từ dự thảo ngân sách trong 2 năm tới, các quyết định quan trọng về tài chính bền vững và những thay đổi để cải thiện quy trình và trách nhiệm giải trình của WHO.

Tại kỳ họp kéo dài 10 ngày này, các đại biểu sẽ thảo luận vai trò quan trọng của WHO trong Hệ thống khẩn cấp y tế toàn cầu. Kỳ họp cũng sẽ đánh giá những kết quả và thách thức của WHO trong năm ngoái cùng với những ưu tiên trong tương lai trên cơ sở các trụ cột chính: Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC), Trường hợp khẩn cấp và Tăng cường sức khỏe và hạnh phúc.

Trong bài phát biểu qua video gửi tới lễ khai mạc kỳ họp, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres nhấn mạnh "đạt được sức khỏe tốt nhất cho tất cả mọi người ở mọi nơi là nhờ vào sự hợp tác". Ông Guterres cho biết kể từ khi WHO ra đời cách đây 75 năm, sức khỏe của con người đã được nâng cao đáng kể, đồng thời cho biết tuổi thọ toàn cầu đã tăng 50%, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm 60% và bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã làm đình trệ và thậm chí đảo ngược những tiến bộ trong lĩnh vực y tế công cộng, có nguy cơ làm xói mòn những thành tựu to lớn đã đạt được trong những thập kỷ qua và làm thụt lùi các Mục tiêu Phát triển Bền vững, ông Guterres kêu gọi thế giới "tiếp tục làm việc cùng nhau và hỗ trợ WHO đạt được tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất cho tất cả mọi người".

Phát biểu khai mạc kỳ họp WHA lần thứ 76, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã nhắc lại những thành tựu quan trọng mà tổ chức này đã đạt được trong 75 năm qua. Ông nhấn mạnh WHO phải đối mặt với những thách thức phức tạp khi kỳ vọng của thế giới đối với tổ chức này đã tăng lên rất nhiều.

Người đứng đầu WHO cho biết thêm các quốc gia thành viên của WHO đã bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận quốc tế nhằm đảm bảo thế giới được trang bị tốt hơn để ngăn chặn hoặc ứng phó hiệu quả hơn trong trường hợp xảy ra đại dịch bệnh khác trong tương lai. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng đó phải là "thỏa thuận lịch sử" đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận đối với an ninh y tế toàn cầu sau cuộc khủng hoảng COVID-19.

Theo ông, hiện quá trình đàm phán thỏa thuận này vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng mục tiêu là đạt được kết quả vào thời điểm diễn ra kỳ họp WHA tiếp theo vào tháng 5 năm sau. Đây cũng là thông điệp của một loạt diễn giả cấp cao khác cùng ngày.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.