Khai thác liên tuyến giá trị di tích lịch sử triều đại Tây Sơn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Đến Bình Định, ngoài du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, việc tìm hiểu giá trị lịch sử về triều đại Tây Sơn cũng rất hấp dẫn du khách. Đáp ứng nhu cầu này, tour liên tuyến du lịch từ bảo tàng Quang Trung (Bình Định) lên khu di tích Tây Sơn thượng đạo (Gia Lai)đã được thiết kế và triển khai thời gian qua, mang đến nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
Giới thiệu về 3 anh em nhà Tây Sơn tại Bảo tàng Quang Trung.
Giới thiệu về 3 anh em nhà Tây Sơn tại Bảo tàng Quang Trung.

Khám phá bảo tàng Quang Trung nơi miền đất võ

Quần thể di tích bảo tàng Quang Trung là điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Bình Định. Điểm di tích này cách thành phố Quy Nhơn hơn 42 km, về hướng tây bắc.

Quần thể di tích bảo tàng Quang Trung, gồm hai công trình chính là bảo tàng Quang Trung và đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt.

Khai thác liên tuyến giá trị di tích lịch sử triều đại Tây Sơn ảnh 1

Biểu diễn võ thuật Bình Định.

Bảo tàng nằm tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Bình Định), quê hương của ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Bảo tàng tọa lạc trong một khuôn viên rộng 150.000 m², bao gồm các hạng mục: nhà trưng bày, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông Tây Nguyên... Đây là một trong những bảo tàng danh nhân lớn nhất và thu hút lượng khách đến tham quan du lịch, học tập nhiều nhất trong cả nước.

Nhà trưng bày của bảo tàng có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính với hệ thống mái lợp ngói âm dương tráng men mang dáng dấp mái đình, chùa Việt Nam vào thế kỷ 18; lưu giữ hơn 11.000 tư liệu, hiện vật xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1788-1792). Phía trước nhà trưng bày là tượng đài Hoàng đế Quang Trung dáng điệu oai phong, lẫm liệt.

Khai thác liên tuyến giá trị di tích lịch sử triều đại Tây Sơn ảnh 2

Hệ thống tranh 3D hoành tráng về những sự kiện liên quan đến triệu đài nhà Tây Sơn.

Nằm cạnh Nhà trưng bày là Nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn - nơi biểu diễn võ thuật cổ truyền và trống trận Quang Trung phục vụ du khách. Tương truyền, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã có vai trò rất lớn trong việc sáng tạo, phát triển và hoàn thiện các môn võ Bình Định, cải cách nâng cao các bài quyền, côn, binh khí để truyền dạy cho nghĩa quân Tây Sơn.

Cũng chính Nguyễn Huệ đã chủ trương đưa nhạc trống vào luyện võ nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của quân lính, tạo thành tác phẩm khí nhạc góp phần vào thắng lợi đánh tan 29 vạn quân Thanh, tiến vào giải phóng thành Thăng Long mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).

Nhạc trống Tây Sơn còn truyền lại tới ngày nay, với tên gọi trống trận Quang Trung. Dàn trống trận Quang Trung gồm 12 chiếc, tượng trưng cho 12 con giáp.

Điểm nhấn mới tại Bảo tàng Quang Trung là hệ thống tranh 3D hoành tráng về những sự kiện liên quan đến triều đại nhà Tây Sơn như các trận đánh quân Xiêm, quân Mãn Thanh xâm lược… đã được hoàn thành hơn 2 năm nay.

Thăm quần thể di tích bảo tàng Quang Trung, du khách như được ngược dòng lịch sử để chứng kiến tinh thần thượng võ, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất và những chiến công hiển hách, lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn, qua đó nâng cao lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ hôm nay.

Kết nối với khu di tích lịch sử-văn hóa Tây Sơn Thượng đạo

Từ Bảo tàng Quang Trung đi ngược lên lên khoảng 45 km là đến khu di tích "Tây Sơn thượng đạo", nay thuộc thị xã An Khê và các huyện K’Bang, Đắc Pơ, Kông Ch’ro của tỉnh Gia Lai.

Khai thác liên tuyến giá trị di tích lịch sử triều đại Tây Sơn ảnh 3
Khu di tích Tây Sơn thượng đạo (Gia Lai).

"Tây Sơn thượng đạo" là vùng đất rộng lớn, tương đối bằng phẳng, xung quanh là rừng rậm tạo nên bức tường thành vững chắc.

Năm 1771, anh em nhà Tây Sơn chọn vùng đất này để lập doanh trại, chiêu mộ quân sĩ và rèn binh. Tại đây, nghĩa quân Tây Sơn nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng…

Sau khi xây dựng căn cứ vững chắc, tập hợp binh mã hùng mạnh, năm 1773, nghĩa quân Tây Sơn tiến quân đánh vùng hạ đạo, giải phóng phủ Quy Nhơn, rồi phủ Quảng Ngãi, sau đó cùng nhân dân đánh tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh vào năm 1789.

Nằm trên tuyến quốc lộ 19 từ thành phố Plei-ku (Gia Lai) đi Quy Nhơn (Bình Định), Khu di tích "Tây Sơn thượng đạo" đang là điểm dừng chân với nhiều du khách trên cung đường này. Khu di tích này đang được tỉnh Gia Lai trùng tu, phục dựng thành điểm tham quan gồm: Khu An Khê trường với tượng và gian thờ Quang Trung – Nguyễn Huệ; An Khê đình (nơi ba anh em Tây Sơn đóng sở chỉ huy thời kỳ đầu khởi nghĩa), bảo tàng "Tây Sơn thượng đạo".

Khai thác liên tuyến giá trị di tích lịch sử triều đại Tây Sơn ảnh 4
Khu di tích Tây Sơn thượng đạo là điểm đến mới với nhiều du khách.

Nằm trong chương trình khai thác liên tuyến du lịch giữa Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, tuyến đường kết nối tìm hiểu giá trị di tích lịch sử triều đại nhà Tây Sơn đã được Hiệp hội du lịch Việt Nam khảo sát tuyến năm 2020.

Bà Cao Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam đánh giá: Điểm di tích lịch sử triều đại Tây Sơn giúp du khách hiểu hơn về một thời kỳ lịch sử hào hùng của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của hoàng đến Quang Trung.

Còn theo bà Nguyễn Thị Xuân Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Bịnh Đình, Giám đốc Công ty Golden Life Travel: Bảo tàng Quảng Trung và các điểm di tích liên quan luôn nhận được sự quan tâm của du khách. Trên hành trình tour liên tuyến kết nối Bình Đình và Gia Lai, đây là những điểm không thể bỏ qua.

Nhằm khai thác rộng thị trường rộng hơn cho những khách trải nghiệm, trước đó vài năm, Sở Du lịch Bình Định và các tỉnh lân cận đã tổ chức khảo sát tuyến điểm kết nối với thị trường khách Campuchia thông qua cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, đây là điểm cuối của quốc lộ 19. Hình thức liên tuyến này khá phù hợp với loại hình du lịch caravan (xe tự lái), là một loại hình du lịch đang rất được quan tâm.

TIN LIÊN QUAN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.