Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest

Everest – nóc nhà của thế giới là cái tên luôn ẩn giấu bí ẩn và là điểm đến đầy khát khao của những người đam mê chinh phục miền đất lạ. Bất chấp mọi hiểm nguy khắc nghiệt, nhiều “cái nhất” đã được xác lập trên đỉnh núi này.
Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest

Everest – nóc nhà của thế giới

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới tính từ mực nước biển. Năm 2007, nó có độ cao 8.848 m so với mực nước biển. Do vận động kiến tạo địa chất, đỉnh núi này vẫn cao thêm 2,5 cm mỗi năm.

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 1

Everest là đỉnh núi cao nhất thế giới tính từ mực nước biển

Mặc dù Everest là đỉnh núi cao nhất trên Trái đất tính từ mực nước biển, nhưng Mauna Kea, một ngọn núi lửa Hawaii đã ngừng hoạt động mới đang giữ kỉ lục về ngọn núi cao nhất thế giới. Đỉnh Everest cao hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc ngọn núi đó cao hơn. Mauna Kea chỉ đạt độ cao 4,205m trên mực nước biển nhưng dưới mặt nước nó trải dài đến 6000m. Chiều cao đầy đủ của nó lên tới 10,200m, khiến nó trở thành ngọn núi cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Everest có nhiều tên gọi

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 2

Everest còn có tên gọi Sagarmatha (trán của trời) hay Chomolangma (Thánh mẫu vũ trụ)

Everest nằm giữa biên giới Tây Tạng và Nepal. Đó là niềm tự hào và trở thành nguồn thu từ du lịch đáng kể cho người dân ở cả hai bên biên giới. Với họ, Everest không còn là ngọn núi bình thường mà trở thành biểu tượng cho ý chí, khát vọng và những gì thiêng liêng nhất. Người Nepal gọi đỉnh núi này là “Sagarmatha” nghĩa là “trán của trời”. Còn người Tây Tạng gọi đó là “Chomolangma” tức “Thánh mẫu vũ trụ”.

Nơi khắc nghiệt nhất hành tinh

Có thể nói, đây là nơi có môi trường khắc nghiệt nhất hành tinh. Nhiệt độ trung bình trên núi là -19 độ C vào mùa hè và -36 độ C vào mùa đông. Cái rét thấu xương này dễ dàng gây bỏng lạnh. Nhẹ thì nám da, nặng thì có thể dẫn đến cưa mất tay chân.

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 3

Là nơi khắc nghiệt nhất hành tinh nhưng chưa bao giờ Everest thôi hấp dẫn với những người khát khao chinh phục

Ngoài ra, độ cao cũng là một thử thách. Do càng lên cao, không khí càng loãng nên du khách đến đây rất dễ mắc hội chứng độ cao gây khó thở, thậm chí tử vong. Kinh nghiệm khi đến vùng không khí loãng là nên đi chậm, nói khẽ bởi vì chỉ cần đi vài bước nhanh cũng sẽ khiến bạn mệt như vừa chạy bộ qua hàng cây số.

Lịch sử 450 triệu năm

Mặc dù ai cũng biết dãy Himalaya được hình thành từ cách đây 60 triệu năm, nhưng lịch sử của về đỉnh Everest thậm chí đã có từ trước đấy rất rất lâu rồi. Các mẫu đá vôi và đá sa thạch trên đỉnh ngọn núi đã từng là một phần của các lớp trầm tích dưới mực nước biển 450 triệu năm trước. Theo thời gian, đá nền đại dương được đẩy lên với tốc độ 11cm/năm và cuối cùng đạt vị trí hiện tại.

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 4

Everest đã hình thành từ cách đây 450 triệu năm

Các mẫu đá trên đỉnh Everest chứa khá nhiều hóa thạch của các sinh vật biển nằm trong đại dương trước đó. Nhà thám hiểm Noel Odell đã phát hiện mẫu hóa thạch đầu tiên trên đỉnh Everest vào năm 1924 và chứng minh được rằng đỉnh núi đã từng nằm dưới mực nước biển. Mãi đến năm 1956 chúng mới được mang về bởi một nhà leo núi người Thụy Sĩ.

Ngọn núi bẩn nhất thế giới

Có vô số những bức ảnh của các nhà leo núi về chuyến đi của họ chinh phục đỉnh Everest, nhưng hiếm khi chúng ta được “chiêm ngưỡng” những gì họ bỏ lại phía sau. Everest không chỉ rải rác xác của các nhà leo núi không may thiệt mạng mà còn chứa khoảng 50 tấn chất thải để lại sau mỗi mùa. Sườn núi rải rác với những bình thở oxy, dụng cụ leo núi và chất thải của con người. Tổ chức EEE (Eco Everest Expedition) đã cố gắng giải quyết vấn đề này và hiện tại họ đã thu thập được hơn 13 tấn chất thải.

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 5

'Nóc nhà thế giới' tràn ngập rác thải của du khách

Bên cạnh đó, chính phủ Nepal cũng đã áp dụng một quy tắc mới bắt đầu vào năm 2014 khi mà các nhà leo núi bắt buộc phải mang xuống 8 kg chất thải, còn không sẽ bị phạt 4,000 USD. Một số nghệ sĩ cũng đã biến 8 tấn chất thải, bao gồm cả lều hỏng, lon bia thành 75 tác phẩm nghệ thuật. Để làm được điều này đã có khoảng 65 người chuyên khuân vác những chất thải xuống trong vòng 2 năm và giúp mọi người nhận thức rõ hơn về vấn đề vứt rác bừa bãi trên đỉnh núi.

Đỉnh cao chinh phục

Mặc dù cực kỳ khắc nghiệt nhưng ngọn núi tuyết bên rặng Himalaya hùng vĩ này luôn hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới. Đứng trước Everest không những cho người ta thấy một thắng cảnh vĩ đại mà trên hết là cảm xúc được chinh phục thiên nhiên và vượt lên chính mình.

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 6

Nhiều “cái nhất” đã được xác lập trên đỉnh núi này

Bởi vậy, kể từ lần đầu tiên có người chinh phục thành công “nóc nhà thế giới” cho đến ngày nay, Everest vẫn là cái tên đầy khát khao của những nhà leo núi chuyên nghiệp. Hàng năm, riêng tại Nepal đã có hàng trăm người đăng ký chinh phục đỉnh Everest.

Nhiều “cái nhất” đã được xác lập trên đỉnh núi này (người đầu tiên trượt xuống từ đỉnh Everest, người mù đầu tiên leo lên đỉnh Everest…).

Người già nhất leo lên đỉnh Everest

Một con đường khác để nổi tiếng với danh hiệu Everest là trở thành người già hoặc trẻ nhất leo đỉnh Everest. Năm 2013, nhà leo núi Nhật Bản - Yuichiro Miura ở tuổi 80 đã thành công khi đoạt danh hiệu người già nhất leo đỉnh Everest. Ông từng thực hiện hành trình leo núi hai lần trước đó mặc dù đã trải qua 4 lần phẫu thuật tim và vỡ xương chậu năm 2009.

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 7

Nhà leo núi Nhật Bản Yuichiro Miura

Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công như ông Yuichiro Miura. Bởi năm 2011, cựu bộ trưởng Ngoại giao Nepal - Shailendra Kumar Upadhyay, 82 tuổi đã cố gắng dành danh hiệu này của người đồng hương 76 tuổi trước đó. Điều đáng tiếc là Shailendra chỉ thực hiện thành công hành trình tới Trạm số 1, sau đó vì sức khỏe giảm sút, ông phải trở lại Trạm Cơ sở để được chăm sóc và qua đời sau cơn đột quỵ. Thi thể của ông được máy bay đưa về Kathmandu mai táng.

Người chinh phục Everest nhiều lần nhất

Hai người Sherpa (tên gọi của những người Tây Tạng ở phía bắc Nepal, sống trong những ngôi làng ở độ cao 3000 - 5000m) , Apa Sherpa và Phurba Tashi đang nắm giữ kỉ lục về số lần leo lên đỉnh Everest nhiều nhất thế giới. Cặp đôi này hoàn thành tổng cộng 21 lần chinh phục và chưa để xảy ra một sai sót đáng tiếc nào. Dẫu biết rằng Everest là đỉnh núi khắc nghiệt nhất Trái Đất và rất nhiều người đã gục ngã trước ngọn núi này, những gì họ làm được thực sự đáng khâm phục. Tính riêng trong năm 2007, Phurba đã lên nóc nhà của thế giới 3 lần và trong khoảng năm 1990 đến năm 2011, Apa mỗi năm lên đỉnh Everest một lần.

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 8

Apa Sherpa chinh phục đỉnh Everest lần thứ 18, ngày 22/5/2008

Apa Sherpa nói rằng trong những năm qua hiện tượng nóng lên toàn cầu đã tác động rõ rệt lên đỉnh Everest: tuyết và các sông băng bị tan chảy khiến cho các tảng đá càng ngày càng khó trèo. Ông cũng tâm sự rằng mục đích của những chuyến đi của ông nhằm nâng cao nhận thức của người dân về sự biến đổi khí hậu đang diễn ra vô cùng nhanh trên Trái Đất.

Người khuyết tật đầu tiên chinh phục Everest

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 9

Mark Inglis là người khuyết tật đầu tiên chinh phục Everest

Tháng 5/2006, Mark Inglis, quốc tịch New Zealand, trở thành người khuyết tật đầu tiên lên đỉnh Everest. Trong quá trình lên đỉnh, anh bị gãy một chiếc chân giả. Tuy nhiên, anh vẫn dùng băng dính dán chiếc chân để tiếp tục hành trình của mình.

Người lên đỉnh Everest nhanh nhất

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 10

Nhà leo núi Australia Christian Stangl

Nhà leo núi Australia Christian Stangl đang giữ kỷ lục lên đỉnh Everest nhanh nhất, thực hiện vào ngày 25/5/2006. Từ trại 3, ông đã lên đỉnh trong 16 giờ, 42 phút, không dùng bình oxy. Ông xuống khỏi đỉnh trong có 6 giờ, 48 phút.

Người phụ nữ đầu tiên chết trên Everest

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 11

Không chỉ người già, những người phụ nữ cũng tham gia hành trình chinh phục Everest

Năm 1979, trên đường xuống núi ở độ cao 8.300m, cô Hannelore Schmatz và một nhà leo núi người Mỹ Ray Gennet đã quyết định ngủ ngoài trời khi màn đêm xuống do kiệt sức và họ đã không bao giờ tỉnh dậy. Thi thể của Gennet biến mất một cách kỳ lạ trong khi chỉ vài năm sau đó, một nhà leo núi đã nhìn thấy xác của Schmatz được băng tuyết bao phủ. Năm năm sau ngày Schmatz chết, hai người khác là Yogendra Bahadur Thapa và Sherpa Ang Dorje đã cố gắng cứu thi thể của cô nhưng cuối cùng họ bị quấn vào dây của chính mình và đều ngã chết.

“Green Boots” - Xác chết nổi tiếng nhất trên Everest

Nổi tiếng nhất trong các xác chết trên tuyến leo đông bắc là thi thể có tên gọi “Green Boots” (Đôi Ủng Xanh) của nhà leo núi người Ấn Độ Tsewang Palijor. Năm 1996, một nhóm 6 người đàn ông Ấn Độ leo lên đỉnh Everest theo tuyến đường đông bắc. Khi gần đến đỉnh đã gặp phải cơn bão, ba người quyết định quay trở về. Trong đó Palijor và hai người khác vẫn cố leo tiếp. Tuy nhiên, sau đó xác Palijor đã được tìm thấy với đôi đôi ủng màu xanh lá, mắc kẹt trước cửa một hang đá nhỏ ở độ cao 8.500 m. Nhiều giả thuyết cho rằng, tư thế của xác chết chứng tỏ Palijo đang bò vào hang để cố gắng sống sót trong cơn bão tuyết.

Khám phá những kỷ lục 'độc nhất vô nhị' của đỉnh Everest - anh 12

“Green Boots” - Xác chết nổi tiếng nhất trên Everest

Năm 2006, nhà leo núi người Anh David Sharp leo tới hang Green Boots, tiếp tục bỏ mạng tại đó. Một năm sau đó, một nhà leo núi người Anh khác bị ám ảnh bởi câu chuyện về Green Boots đã cố gắng tới hang để chôn cất thi thể. Tuy nhiên, kế hoạch bất thành vì người này không thể đào nổi thi thể ra khỏi băng.

Bùi Ly (TH)

Xem thêm:

1. Khám phá 10 ngọn núi nguy hiểm nhất hành tinh

2. Sơn Đoòng lọt Top 15 hang động huyền ảo nhất thế giới

3. Những tour du lịch thú vị nên trải nghiệm một lần trong đời

4. 100 trải nghiệm du lịch bạn nên thử 1 lần trong đời (4)

5. Top 10 kỷ lục về khách sạn độc đáo nhất thế giới

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.