Hệ thống pháo tự hành Msta-S được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện hạt nhân chiến thuật, khẩu đội pháo và súng cối, các phương tiện kỹ thuật bọc thép và chống tăng, sinh lực, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, sở chỉ huy cũng như các công trình cầu cảng, gây cản trở khả năng cơ động của lực lượng dự bị đối phương trong chiều sâu phòng ngự.
Msta-S được mệnh danh là "Vua pháo tự hành" bất khả chiến bại của Nga.
Msta-S có thể khai hỏa vào các mục tiêu quan sát được, không quan sát được từ các trận địa bí mật và ngắm bắn trực tiếp ngay cả khi hoạt động trong điều kiện rừng núi.
Thân giáp Msta-S về kết cấu và hình học tương tự thân xe tăng T-72, ngọai trừ một số nét riêng biệt. Giáp bảo vệ của Msta-S yếu hơn giáp xe tăng: Phần trên không có thiết giáp hỗn hợp và được làm từ thép đồng nhất. Trên thân lắp đặt động cơ, bộ truyền động, bộ điều khiển và hệ thống chiếu sáng mục tiêu.
Msta-S sử dụng động cơ diezel 4 thì V-84A làm mát bằng nước công suất 840 mã lực, có khả năng chạy bằng 6 loại nhiên liệu. Hộp truyền động của nó hoạt động theo nguyên lý 7 số tiến và 1 số lùi. Thiết bị điện gồm 4 ắc quy có hiệu điện thế 27V.
Pháo chủ lực nòng xoắn 152 mm 2А64.
Tháp Msta-S được hàn từ các tấm thép cán. Trên tháp tích hợp pháo 2A64 với hệ thống dẫn hướng và ngắm bắn, hệ thống cấp và bảo quản đạn , máy phát trên khoang AP-18D với hệ thống cung cấp độc lập, thiết bị thông khí, các phương tiện thông tin liên lạc... Trọng lượng không tính cơ số đạn là 13.500 kg.
Msta-S có thể sử dụng tất cả các loại đạn pháo thông thường D-20 và 2S3 cũng như các loại đạn dẫn đường bằng laze 3OF39 "Krasnopol" trong thành phần của đạn 3VOF64. Việc chiếu sáng mục tiêu được tiến hành bởi các pháo thủ quan sát tiền tuyến với sự hỗ trợ của các thiết bị 1D15 (PP-3), 1D20, 1D22 hoặc 1D26.
Tất cả các cơ số đạn được bố trí trên tháp, gồm 50 quả đạn cỡ nòng 152 mm (cơ số chuẩn gồm 20 quả đạn OFC 20 và 30 APC) cũng như 300 đạn dùng cho súng máy. Trọng lượng của cơ số đạn là 2.470 kg.
Đạn 3OF39 "Krasnopol".
Nhờ được trang bị hệ thống tái nạp đạn tự động nên Msta-S có thể bắn trong bất kỳ mọi góc dẫn hướng và bắn với tốc độ tối đa mà không cần xoay pháo theo đường nạp đạn.
Msta-S được trang bị 2 thiết bị ngắm bắn: toàn cảnh (1P22) được bố trí tại bệ xoay bọc thép trên đỉnh tháp và thiết bị ngắm bắn trực tiếp (1P23) có ống ngắm bố trí trên tấm phía trước của tháp.
1P22 có thể khuếch đại mục tiêu 3,7 lần và tự động ổn định phương nằm ngang của trường quan sát trong điều kiện độ nghiêng của xe không vượt quá 5°. 1P23 tăng khuếch đại quan sát đến 5,5 làn trong phạm vi góc dẫn hướng từ 4° đến +55°.
Súng máy NSVT-12,7 “Utes” lắp đặt trên Msta-S.
Bệ bị súng máy phòng không với việc điều khiển từ xa và thiết bị ngắm bắn PZU-5 (PZU-7) được lắp đặt trên tháp chỉ huy và dùng để tự bảo vệ trước các loại xe bọc thép hạng nhẹ, trực thăng, máy bay. Bệ súng máy này tương tự bệ súng máy được sử dụng trên xe tăng T-64A/B/BV và T-80UD.
Súng máy NSVT-12,7 “Utes” có cự ly ngắm bắn đến 2.000 m và tốc độ bắn 700-800 phát/ phút trong các góc dẫn hướng thẳng đứng từ -3° đến +70°. Cơ số đạn dự trữ của nó gồm 5 băng, trong đó mỗi băng chứa 60 viên đạn.
Để bảo đảm hoạt động cho hệ thống Msta-S khi ngắt hoặc bị hỏng động cơ sử dụng máy phát điện tự động AP-18D (máy phát tuabin khí công suất 16Kw). Thời gian làm việc liên tục của máy phát là 8h.
Msta-S khai hỏa diệt mục tiêu.
Các thành viên trong kíp chiến đấu liên lạc với nhau bằng thiết bị liên lạc điện thoại nội bộ 1V116. Việc liên lạc giữa kíp chiến đấu và bên ngoài được tiến hành nhờ trạm vô tuyến dải sóng cực ngắn R-173 (khoảng cách liên lạc đến 20 km).
Lần đầu tiên Msta được giới thiệu trước công chúng trong triển lãm hàng không tại thành phố Zhukovsky vào tháng 8/1992 và sau đó trong cuộc triển lãm IDEX-93 tại Abu Dhabi (UAE) vào tháng 2/1993, nơi Msta-S đã trình bày các màn cơ động và bắn hỏa lực mãn nhãn khán giả.
Điều đặc biệt khi đó là ở tầm bắn 15 km, Msta-S đã sử dụng 40 đạn Krasnopol tiêu diệt thành công 38 mục tiêu.
Nguyễn Hoàng