Khẳng định thương hiệu nước mắm Phan Thiết-Làng nghề hơn 200 năm

Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên trù phú, nơi vùng biển đầy nắng gió được mệnh danh là “Thủ đô resort” của Việt Nam.

Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết các thị trường. (Nguồn: phanthietvn)
Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết các thị trường. (Nguồn: phanthietvn)

Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên trù phú, nơi vùng biển đầy nắng gió được mệnh danh là “Thủ đô resort” của Việt Nam.

Bên cạnh đó, điều đặc biệt để du khách nhắc đến Phan Thiết còn là vì hương vị nước mắm nơi đây.

Trải qua hơn 200 năm hình thành phát triển, thương hiệu nước mắm Phan Thiết không những nổi tiếng trong nước mà còn được thị trường ngoài nước ưa chuộng.

Bình Thuận là một trong những tỉnh có ngư trường lớn của cả nước với vùng biển rộng 52.000km2, bờ biển dài 192km. Hàng năm, sản lượng khai thác hải sản đạt trên 200.000 tấn.

Với nguồn lợi hải sản dồi dào, đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú, chất lượng tạo nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết nổi tiếng từ xưa đến nay.

Ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết cho biết, nghề làm nước mắm Phan Thiết đã có tuổi đời hơn 200 năm, đây được xem là nghề chính giúp ngư dân làng biển có cuộc sống khá hơn.

Nơi đây được thiên nhiên ưu đãi cho đường bờ biển rộng và dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi, lượng cá biển dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các nghề đánh bắt thủy hải sản.

Lượng cá đánh bắt được rất lớn, không thể tiêu thụ hết nên ngư dân đã đem cá đi muối để bảo quản được lâu hơn. Từ đó, ngư dân nơi đây phát hiện ra rằng, việc ủ cá với muối có thể tạo thành một thứ nước có gia vị đậm đà mà người dân gọi là nước mắm.

Theo “Địa chí Bình Thuận” từ năm 1809 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm Phan Thiết đã trở thành một ngành công nghiệp độc đáo, là ngành công nghiệp duy nhất trong nền kinh tế địa phương.

Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm. Năm 1930, tỉnh Bình Thuận đã sản xuất đến 40 triệu lít nước mắm.

Ngoài hoạt động sản xuất của dân bản địa, cư dân các tỉnh ngoài cũng thuê nhà thùng với hàng trăm thùng muối cá tại Phan Thiết để kinh doanh mắm chuyển đi tiêu thụ tại các vùng khác. Với truyền thống cha truyền con nối, nghề làm nước mắm Phan Thiết được giữ gìn và phát triển cho đến tận ngày nay.

Ông Nguyễn Văn Kháng, một hộ sản xuất nước mắm truyền thống tại phường Thanh Hải, thành phố Phan Thiết, cho biết, nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm Phan Thiết chính là cá cơm. Có rất nhiều loại cá cơm nhưng ngon nhất vẫn là cá cơm than và sọc tiêu. 

Mùa đánh bắt cá cơm thường diễn ra từ tháng tư đến tháng tám âm lịch. Nước mắm được làm vào thời điểm này thường có hương vị rất ngon và đậm đà vì đó là lúc cá ngon và tươi nhất. Các lều mắm sau khoảng từ 8 đến 12 tháng sẽ cho ra thành phẩm là nước mắm nguyên chất. Loại nước mắm này sẽ không phải xử lý gì thêm và có thể đóng chai đưa đến tay người tiêu dùng.

Ở Phan Thiết, các cơ sở sản xuất nước mắm được gọi chung là nhà lều. Nhà lều nào có thương hiệu nổi tiếng, quy mô sản xuất từ 5-7 que trở lên (mỗi que 24 thùng, cỡ thùng phổ biến có sức chứa 4 tấn nguyên liệu/cái) được gọi là hàm hộ.

Ưu điểm vốn có của nước mắm Phan Thiết là nguyên liệu dồi dào, lợi thế về muối khoáng và bí quyết truyền thống độc đáo. Muối Phan Thiết với nồng độ mặn cao, tinh khiết giúp ủ cá không bị thối và cho ra những sản phẩm thơm ngon, sánh đậm rất đặc trưng.

Ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết cho biết, hình thành từ thế kỷ 18, giờ đây nước mắm Phan Thiết đã trở thành đặc sản nổi tiếng của địa phương, là loại gia vị được tin dùng cả trong và ngoài nước.

Hiện nay, tại thành phố Phan Thiết có khu vực tập trung nghề làm nước mắm lâu đời là Thanh Hải, Phú Hài, Đức Thắng và Hàm Tiến-Mũi Né. Nước mắm Phan Thiết rất dễ nhận biết bởi màu vàng rơm, trong vắt, sánh, mùi thơm đặc trưng không thể lẫn với các loại nước mắm khác. 

Các sản phẩm sản xuất, đóng chai tại Phan Thiết, đáp ứng các điều kiện quy định về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng và bảo đảm các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm mới được phép gắn tem, nhãn chỉ dẫn địa lý.

Từ năm 2007, Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp Quyết định ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia tên gọi xuất xứ hàng hóa “Phan Thiết” là tài sản quốc gia được Nhà nước bảo hộ trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam cho sản phẩm nước mắm sản xuất tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Hiện, mỗi năm khoảng 25 triệu lít nước mắm Phan Thiết được đưa ra thị trường, tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu các nước trên thế giới.

Được Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là top 10 nước chấm gia vị nổi tiếng Việt Nam, nước mắm Phan Thiết hôm nay còn được xem là một trong những “món quà lưu niệm” đầy ý nghĩa mà du khách khắp nơi khi đến tham quan nghỉ dưỡng tại thành phố biển đem về biếu người thân, bè bạn.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tham quan và tìm hiểu nghề làm nước mắm hiện là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo mà du khách trong, ngoài nước đều rất háo hức khi đến thành phố biển./.

Theo TTXVN
Bình luận
"Em bé rắn" đầu tiên của năm Ất Tỵ chào đời tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội lúc 0 giờ 1 phút ngày 29/1/2026 (Mùng 1 Tết Ất Tỵ). Ảnh: Khánh Hoà/TTXVN
Trên 16.500 trẻ chào đời trong dịp Tết Ất Tỵ
(Ngày Nay) - Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các cơ sở y tế đã đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 16.518 trẻ chào đời; số người bệnh được điều trị khỏi bệnh, ra viện là 200.084 người.
Du khách tham quan, chụp ảnh trên các tuyến phố trung tâm Đà Lạt. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Hơn 12,5 triệu khách du lịch nội địa trong dịp Tết Nguyên đán 2025
(Ngày Nay) - Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch, ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa. Các địa phương tổ chức nhiều chương trình hấp dẫn đã góp phần kích cầu du lịch và nâng cao doanh thu cho các địa phương.
Màn trình diễn múa Lân kết hợp với âm nhạc hiện đại phục vụ người dân và du khách.
Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025
(Ngày Nay) - Tối 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Hội xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh năm 2025”.
Công tác cấp cứu bệnh nhân tại Khoa Hồi sức tích cực được đảm bảo 24/24h.
Hơn 24.000 người khám, cấp cứu tai nạn nghi do giao thông trong 7 ngày nghỉ Tết
(Ngày Nay) - Ngày 1/2, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tổng hợp tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn, ngộ độc từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh, các trường đại học, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Y tế ngành trên toàn quốc trong 24 giờ qua và tổng hợp sơ bộ 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho thấy, số ca khám, cấp cứu; nhập viện, tử vong tai nạn nghi do giao thông giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm 2024; khám, cấp cứu tai nạn nghi do pháo nổ cũng giảm.
Anh hùng Lực lượng vũ trang Hồ Đắc Thạnh (thứ tư từ phải sang) giới thiệu một số mẫu vũ khí do tàu không số vận chuyển từ miền Bắc vào bến Vũng Rô.
Hồi ức đón Tết Ất Tỵ của vị thuyền trưởng tàu không số
(Ngày Nay) - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh (sinh năm 1934) hiện ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là thuyền trưởng tàu không số, gắn liền với các chuyến tàu chở vũ khí vào bến Vũng Rô…
Tạo cơ chế để nhà khoa học trẻ là đảng viên phát triển
Tạo cơ chế để nhà khoa học trẻ là đảng viên phát triển
(Ngày Nay) - GS.TS Chử Đức Trình, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định, đội ngũ nhà khoa học trẻ là đảng viên có vai trò rất quan trọng. Họ trở thành động lực cho sự phát triển khoa học công nghệ của Nhà trường và triển khai thành công Nghị quyết 57.