Khi động vật đã tuyệt chủng “lên tiếng” nhờ AI

(Ngày Nay) - Tại Bảo tàng Động vật học, các sinh vật có thể trò chuyện và chia sẻ câu chuyện của mình bằng giọng nói hoặc văn bản thông qua điện thoại di động của du khách.
Bộ xương cá voi vây được treo lơ lửng từ trần bảo tàng. Ảnh: Đại học Cambridge
Bộ xương cá voi vây được treo lơ lửng từ trần bảo tàng. Ảnh: Đại học Cambridge

Hàng chục hiện vật, từ loài gián Mỹ (Periplaneta americana), tàn tích của chim dodo (Raphus cucullatus), đến xác gấu trúc đỏ được nhồi bông và bộ xương cá voi vây, sẽ có khả năng trò chuyện trong dự án kéo dài một tháng tại Bảo tàng Động vật học của Đại học Cambridge.

Được trang bị những tính cách và giọng nói khác nhau, những sinh vật đã chết và các mô hình này sẽ có thể trò chuyện qua giọng nói hoặc tin nhắn thông qua điện thoại di động của du khách. Công nghệ này cho phép các loài động vật mô tả về thời gian sống của chúng trên Trái Đất và những khó khăn mà chúng phải đối mặt, với hy vọng có thể thay đổi sự thờ ơ của công chúng đối với cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học.

“Các bảo tàng đang sử dụng AI theo nhiều cách khác nhau nhưng chúng tôi nghĩ đây là lần đầu tiên ứng dụng này cho phép các hiện vật tự mình lên tiếng,” Jack Ashby, Phó Giám đốc bảo tàng, chia sẻ. “Một phần của thí nghiệm này là để xem liệu khi trao cho các loài động vật này giọng nói riêng, chúng ta có thể thay đổi cách mọi người nghĩ về chúng hay không. Liệu chúng ta có thể thay đổi nhận thức của công chúng về một con gián bằng cách cho nó cất tiếng nói của mình không?”

Dự án này do Nature Perspectives, một công ty đang phát triển các mô hình AI nhằm thắt chặt mối liên hệ giữa con người và thế giới tự nhiên, khởi xướng. Với mỗi hiện vật, AI được cung cấp thông tin chi tiết về nơi sinh sống, môi trường tự nhiên và quá trình chúng đến với bảo tàng, cùng với mọi thông tin có sẵn về loài mà hiện vật đại diện.

Các hiện vật sẽ thay đổi giọng điệu và ngôn ngữ để phù hợp với độ tuổi của người đối thoại, đồng thời chúng có thể trò chuyện bằng hơn 20 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Loài thú mỏ vịt có giọng Úc, gấu trúc đỏ có nét đặc trưng của dãy Himalaya, còn vịt trời thì mang âm hưởng của Anh. Thông qua những cuộc trò chuyện trực tiếp với các hiện vật, Ashby hy vọng du khách sẽ học được nhiều điều hơn so với những gì có thể ghi trên các bảng chú thích đi kèm.

Khi động vật đã tuyệt chủng “lên tiếng” nhờ AI ảnh 1

Chú vịt cổ xanh có giọng Anh nhờ AI. Ảnh: Đại học Cambridge

Một phần của dự án là phân tích các cuộc trò chuyện giữa du khách và hiện vật để có cái nhìn rõ hơn về những thông tin mà mọi người muốn biết. Mặc dù AI gợi ý một số câu hỏi, chẳng hạn như yêu cầu cá voi vây kể về cuộc sống ngoài đại dương, nhưng du khách cũng có thể hỏi bất cứ điều gì họ muốn.

“Khi bạn trò chuyện với những loài động vật này, chúng thực sự mang đến cảm giác như đang đối thoại với một nhân cách riêng biệt, đó là một trải nghiệm rất kỳ lạ,” Ashby cho biết. “Ban đầu tôi chỉ hỏi những câu như “bạn từng sống ở đâu?” và “bạn đã chết như thế nào?”, nhưng sau đó tôi lại chuyển sang những câu hỏi nhân văn hơn nhiều.”

Khi được hỏi về chế độ ăn của mình, chim dodo của bảo tàng - một trong những mẫu vật hoàn chỉnh nhất trên thế giới - đã mô tả chế độ ăn ở Mô-ri-xơ (Mauritius, quốc gia ở Đông Phi) của nó gồm các loại trái cây, hạt và thỉnh thoảng là những loài động vật không xương sống nhỏ, đồng thời giải thích rằng chiếc mỏ cong cứng cáp rất thích hợp để bẻ các loại quả cứng của cây tambalacoque (Sideroxylon grandiflorum, là một loài thực vật có hoa trong họ Hồng xiêm).

Theo The Guardian
Học sinh Sedbergh Vietnam - BCIS trao đổi, chia sẻ chủ đề học tập cùng nhau.
Câu chuyện truyền cảm hứng của thế hệ tinh anh từ Sedbergh Vietnam - BCIS
(Ngày Nay) - Kỷ nguyên công nghệ mang đến cho học sinh nhiều lợi thế, không chỉ về khả năng tiếp cận thông tin mà còn là môi trường thuận lợi để theo đuổi đam mê. Nhờ đó, nhiều tài năng trẻ được tìm thấy từ các sân chơi, học bổng từ môi trường giáo dục uy tín khắp cả nước. Điển hình như chương trình Học bổng Tài năng của Sedbergh Vietnam - BCIS, mở ra cơ hội để học sinh Việt Nam trải nghiệm môi trường học tập quốc tế và nuôi dưỡng tài năng.
“Chàng Đam San” say tiếng cồng Tây Nguyên
“Chàng Đam San” say tiếng cồng Tây Nguyên
(Ngày Nay) - Lo ngại những giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một, R’com Bus, một người con của Tây Nguyên đại ngàn đã chọn cách gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai bằng chính tài năng và nhiệt huyết của mình.
Đoàn đại biểu Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tặng hoa Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, tỉnh Vân Nam tại vạch phân địch cầu Hữu nghị Việt - Trung. Ảnh: TTXVN phát
Xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển
(Ngày Nay) - Ngày 5/11 tại thành phố Lai Châu, Đoàn đại biểu Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Đoàn đại biểu Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã tổ chức Hội đàm công tác nghiệp vụ năm 2024.