Khí đốt mùa đông: Quân bài mặc cả của ông Putin

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mùa đông lạnh giá từng giúp Nga đánh bại Napoléon và Hitler. Tổng thống Vladimir Putin hiện đang đặt cược rằng giá năng lượng tăng vọt và khả năng thiếu hụt khí đốt trong mùa đông này sẽ thuyết phục châu Âu vận động Ukraine ký một thỏa thuận ngừng bắn - theo các điều kiện của Nga.
Khí đốt mùa đông: Quân bài mặc cả của ông Putin

Nhiều nhà quan sát cuộc xung đột Nga-Ukraine đều nhận định khí đốt là công cụ duy nhất dẫn tới hòa bình mà Moscow có thể trông cậy, bởi chính quyền Kyiv khẳng định sẽ không đàm phán nếu lính Nga vẫn chưa rút khỏi Ukraine.

"Đây sẽ là một mùa đông khó khăn đối với người dân châu Âu. Chúng tôi có thể thấy các cuộc biểu tình, bất ổn. Một số nhà lãnh đạo châu Âu có thể suy nghĩ kỹ về việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine và cho rằng đã đến lúc phải đạt được thỏa thuận", một nhà quan sát cho biết.

Ngoài ra, các quan chức trong Điện Kremlin cũng đang nhìn ra sự thiếu thống nhất trong quan điểm của giới lãnh đạo châu Âu và kỳ vọng tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mùa đông tới.

"Sẽ thực sự khó khăn nếu cuộc chiến kéo sang mùa thu và mùa đông. Vì vậy, có hy vọng người Ukraine sẽ yêu cầu hòa bình", một nhà quan sát chuyên về Nga cho biết.

Tuy nhiên, Ukraine và những nước ủng hộ nhiệt thành nhất đều chưa tỏ ra gấp gáp trong việc đàm phán với Nga.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, trong một dòng tweet gửi tới người dân Ukraine vào ngày quốc khánh nước này, cho biết: "EU đã sát cánh cùng các bạn trong cuộc chiến này ngay từ đầu. Và chúng tôi sẽ ở lại chừng nào còn cần."

Được hỗ trợ bởi hàng tỷ USD viện trợ quân sự của Mỹ và các nước phương Tây khác, đào tạo và chia sẻ thông tin tình báo, chính phủ Ukraine đang hy vọng nguồn lực được rót từ nước ngoài sẽ giúp nước này lật ngược thế bế tắc trên chiến trường.

Mykhailo Podolyak, một cố vấn của Tổng thống Ukraine, nói: “Để các cuộc đàm phán với Nga trở nên khả thi, cần phải thay đổi hiện trạng ở mặt trận có lợi cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Điều cần thiết là quân đội Nga phải chịu những thất bại chiến thuật đáng kể."

Chính quyền Kyiv từ lâu đã nói về một cuộc phản công lớn để chiếm lại miền Nam, mặc dù Nga đang nỗ lực xây dựng lực lượng ở đó và khó có khả năng quân đội Ukraine sẽ tạo ra sự khác biệt.

Bài kiểm tra ý chí

Sự bế tắc về địa chính trị đã khiến giá năng lượng lên mức cao kỷ lục. Liên minh châu Âu cấm than của Nga và thông qua lệnh cấm một phần nhập khẩu dầu thô của Nga để trừng phạt Moscow.

Đáp lại, Nga đã giáng một đòn mạnh, cắt giảm mạnh xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.

Các chính phủ châu Âu đã tìm cách tăng khả năng chống chịu với áp lực năng lượng trong mùa đông này bằng cách tìm kiếm các nguồn cung cấp thay thế và thúc đẩy các biện pháp tiết kiệm năng lượng, nhưng rất ít chuyên gia năng lượng tin rằng các nước này có thể đáp ứng nhu cầu của người dân.

Điện Kremlin đã đổ lỗi cho việc giảm lưu lượng khí đốt là do các vấn đề kỹ thuật, các lệnh trừng phạt của phương Tây và việc một số nước từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Trong khi đó, doanh thu từ dầu và khí đốt đạt mức kỷ lục, khiến nước Nga hưởng lợi.

"Điện Kremlin tất nhiên đang tính đến khả năng chúng ta sẽ mất hứng thú vì cuộc bầu cử giữa kỳ của ở Mỹ. Trong khi Anh tìm kiếm thủ tướng mới, Đức lo lắng về khí đốt", tướng hưu Ben Hodges, cựu chỉ huy lực lượng quân đội Mỹ ở châu Âu, cho biết. "Chiến tranh là một bài kiểm tra về hậu cần và cũng là bài kiểm tra ý chí. Bài kiểm tra sẽ là liệu phương Tây có ý chí vượt trội so với Điện Kremlin không? Tôi nghĩ đây sẽ là thách thức."

Giới quan sát nhận định rằng chính quyền Moscow trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai đều muốn thu về lợi ích lãnh thổ, đảm bảo an toàn cho toàn bộ khu vực Donbas và buộc Ukraine cam kết trung lập về quân sự.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Ba cho biết Kyiv sẽ không đồng ý với bất kỳ đề xuất nào về việc đóng băng tiền tuyến hiện tại để "xoa dịu" Moscow.

Chiến tranh tiêu hao

Các quan chức Mỹ cho biết họ tin rằng Tổng thống Nga Putin vẫn cam kết với mục tiêu ban đầu là chiếm giữ Kyiv, nhưng không thể đạt được điều đó. Hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy người Nga có ý định giảm leo thang căng thẳng.

Andrey Kortunov, người đứng đầu RIAC, một tổ chức tư vấn chính sách đối ngoại thân cận với Bộ Ngoại giao Nga, cho biết không bên nào "chịu xuống nước".

“Cả hai bên đều tin rằng theo thời gian, vị thế của họ có thể trở nên vững chắc hơn. Thực tế, rất khó để tưởng tượng rằng chúng ta có thể sớm đạt được một thỏa thuận chính trị", ông Kortunov nói.

Quân đội hai nước từ lâu đã bị mắc kẹt trong một cuộc chiến tiêu hao, cho đến nay vẫn chưa thể tạo ra một bước đột phá quyết định nào.

Konrad Muzyka, một nhà phân tích quân sự tại Ba Lan, cho biết các lực lượng Nga có thế chủ động ở một vài khu vực ở miền Đông Ukraine, nhưng khó có thể thấy một bên giành được ưu thế nếu không có sự tăng cường lớn về trang thiết bị và nhân lực.

"Ai làm được điều đó sẽ thắng cuộc chiến", ông Muzyka nói.

Neil Melvin, một nhà phân tích tại RUSI (Vương quốc Anh) cho biết diễn biến trên chiến trường Ukraine từ nay đến mùa đông có thể xác định hướng đi của cuộc chiến.

"Ukraine cần thuyết phục những người ủng hộ phương Tây rằng họ có thể giành chiến thắng. Trong giai đoạn này, nếu họ có thể chứng minh rằng họ có thể đẩy lùi người Nga và duy trì đà đó, đó sẽ là một chiến thắng."

Nhưng cuộc chiến càng kéo dài thì nguy cơ chia rẽ của phương Tây đối với Ukraine càng lớn khi giá nhiên liệu, khí đốt, điện và lương thực tăng cao.

"Tất cả các chỉ số kinh tế đang chuyển sang tiêu cực. Sẽ khó hơn để thúc đẩy mọi người run rẩy trong căn hộ của họ (chấp nhận khó khăn) nếu Ukraine không được coi là chiến thắng", ông Melvin nói.

Theo Reuters
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?