Ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine gần đạt mức trước khi xảy ra xung đột

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhờ sự hợp tác tăng cường của quốc tế, lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine sắp đạt 4 triệu tấn nông sản trong tháng Tám, gần bằng mức 5 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng trước khi xảy ra xung đột.
Tàu Navi Star treo cờ Panama chở 33.000 tấn ngũ cốc của Ukraine cập cảng Foynes ở County Limerick, Ireland ngày 20/8/2022. (Ảnh: AFP)
Tàu Navi Star treo cờ Panama chở 33.000 tấn ngũ cốc của Ukraine cập cảng Foynes ở County Limerick, Ireland ngày 20/8/2022. (Ảnh: AFP)

Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24/8 cho biết trong tháng này, lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine sắp đạt mức tương đương trước khi xảy ra xung đột.

Đây là thành công của các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết tình trạng thiếu lương thực toàn cầu.

Ukraine là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về các mặt hàng lúa mì, ngô, lúa mạch và dầu hướng dương.

Trước khi xảy ra xung đột, nước này xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn ngũ cốc mỗi tháng.

Theo quan chức trên, nhờ sự hợp tác tăng cường của quốc tế, lượng ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine sắp đạt 4 triệu tấn nông sản trong tháng Tám.

Thông qua vai trò trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, tháng Bảy vừa qua, Ukraine và Nga đã đạt một thỏa thuận đầu tiên kể từ khi xảy ra xung đột, theo đó đảm bảo tàu xuất khẩu nông sản được xuất phát từ các cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Nỗ lực này đã giúp vận chuyển hơn 720.000 tấn ngũ cốc từ các cảng thông qua 33 chuyến tàu trong vài tuần qua.

Đáng kể nữa là một sáng kiến mang tên "Những con đường đoàn kết" được Liên minh châu Âu (EU) thiết lập nhằm vận chuyển ngũ cốc của Ukraine qua đường sông, đường sắt và đường bộ.

Nỗ lực này đã giúp vận chuyển 2,5-3 triệu tấn nông sản mỗi tháng tới EU và các thị trường quốc tế khác.

Theo thỏa thuận được ký kết tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Nga cũng sẽ được đảm bảo vận chuyển lương thực và phân bón mà không đối mặt với các lệnh trừng phạt.

Tổng thư ký Guterres gần đây kêu gọi "tiếp cận không bị cản trở," nhấn mạnh rằng thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nông sản đến mức nguy hiểm vào năm tới nếu phân bón của Nga không đến được các thị trường quốc tế.

Tuần trước, Mỹ cho biết đã đóng góp thêm 68 triệu USD cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) để mùa 150.000 tấn ngũ cốc của Ukraine nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

WFP trước đó cảnh báo khoảng 22 triệu người đang sắp chết đói tại các nước ở vùng Sừng châu Phi, nơi chi phí cho lương thực nhập khẩu đang tăng cao.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).