Khoa học công nghệ hạt nhân góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

(Ngày Nay) - Ngày 21/8, tại Hà Nội, Hội đồng Phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia họp Phiên toàn thể lần thứ nhất. Đây là Phiên họp đầu tiên được tổ chức sau khi thành phần Hội đồng được kiện toàn theo Quyết định số 254/QĐ-HĐPTƯDNLNTQG ngày 29/2/2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Đại biểu dự Phiên họp đã tập trung thảo luận, tư vấn, đưa ra phương hướng phân công các cơ quan liên quan triển khai các mảng công tác quan trọng như đánh giá, tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử; công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; hoạt động nghiên cứu - triển khai; công tác thông tin tuyên truyền phục vụ phát triển điện hạt nhân và những vấn đề liên quan khác.

Tại Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái nhấn mạnh, thực tiễn cho thấy hoạt động nghiên cứu ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, tài nguyên và môi trường.

Tuy nhiên, các kết quả này còn chưa tương xứng với tiềm năng, triển vọng và đòi hỏi của thực tiễn. Bước sang một giai đoạn mới của phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, khoa học và công nghệ nói chung và lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân nói riêng cần được đẩy mạnh hơn nữa để tham gia vào giải quyết những vấn đề, yêu cầu đặt ra trong thực tiễn cuộc sống, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Vị trí của Hội đồng Phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử quốc gia vì thế càng trở nên quan trọng, đóng vai trò cốt yếu trong việc nghiên cứu, đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm giúp Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo, giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.

Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai công tác lập Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi). Vì vậy, tại Phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, góp ý đối với hồ sơ dự thảo Quy hoạch; đưa ra các đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, bảo đảm an toàn, an ninh trong Luật Năng lượng nguyên tử 2008 sửa đổi; cũng như đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm cho phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử; định hướng phát triển và triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử Việt Nam trong giai đoạn tới.

Đánh giá về công tác xây dựng Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Vụ Năng lượng nguyên tử, Ủy viên thường trực của Hội đồng, cho biết, Quy hoạch tập trung vào việc hoàn thiện công cụ quản lý nhà nước, khắc phục những thiếu sót, bất cập và hạn chế trong hoạt động quy hoạch thời kỳ trước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

Đồng thời, xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá trong phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong từng ngành, lĩnh vực. Đồng thời, đề ra định hướng và phương án phát triển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo; chú trọng hiệu quả hoạt động, ứng dụng công nghệ mới, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, tập trung hoàn thiện và phát triển mạng lưới các cơ sở y tế chuyên ngành điện quang, y học hạt nhân, ung bướu - xạ trị, phân bố hợp lý ở các vùng, địa phương; nâng cao hiệu quả, chất lượng khám, chữa bệnh trên cơ sở nâng cao chất lượng nhân lực, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, hoàn thiện quản lý trong các cơ sở y học bức xạ, bảo đảm an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên y tế và môi trường.

Cũng tại Phiên họp, các đại biểu, thành viên Hội đồng đã thảo luận về các giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý về phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử trong Luật Năng lượng nguyên tử 2008 sửa đổi.../.

Khách tham quan Triển lãm.
70 năm Giải phóng Thủ đô: Hoài niệm về “Hà Nội một thời để nhớ”
(Ngày Nay) - Ngày 10/10, Triển lãm ảnh “Hà Nội một thời để nhớ” đã khai mạc tại Trung tâm Giao lưu văn hóa Phố cũ, số 49 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, phối hợp cùng hai nhiếp ảnh gia Andy Soloman và Lê Bích tổ chức, nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ký ức về những ngày Hà Nội không ngủ
Ký ức về những ngày Hà Nội không ngủ
(Ngày Nay) - Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một cột mốc không thể nào phai mờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam và đặc biệt là trong ký ức của nhiều người dân Hà Nội. Đó không chỉ là một sự kiện mà còn là biểu tượng của chiến thắng, niềm tin, hy vọng và sự đoàn kết của toàn dân tộc.
Ảnh minh hoạ.
Cơ cấu lại đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo vị trí việc làm
(Ngày Nay) - Bộ Nội vụ cho biết, thực hiện Nghị định số 62/2020/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành theo thẩm quyền hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành.
23 tủ sách quý hiếm của học giả Vương Hồng Sển bị mất là sách gì?
23 tủ sách quý hiếm của học giả Vương Hồng Sển bị mất là sách gì?
(Ngày Nay) - Như Ngày Nay đã thông tin, vào ngày 10/8/2024, khi đoàn cán bộ Nhà nước đến khảo sát hiện trạng ngôi nhà 11 Nguyễn Thiện Thuật (Q. Bình Thạnh, TPHCM) dưới sự chứng kiến của đại diện gia đình là bà Vương Thị Việt Hoa (cháu ruột cụ Vương). Tại đây, bà Hoa phát hiện 23 tủ sách là một phần di sản học giả Vương Hồng Sển đã hiến tặng Nhà nước, được niêm phong và lưu giữ tại địa chỉ trên đã… không cánh mà bay.
Nghệ sĩ dương cầm ươm mầm âm nhạc Ethiopia. Ảnh: Genaye Eshetu/Pharo Foundation
Nghệ sĩ dương cầm ươm mầm âm nhạc Ethiopia
(Ngày Nay) - Đưa cây đàn piano đến một ngôi trường xa xôi ở châu Phi không hề đơn giản, nhưng nghệ sĩ dương cầm Girma Yifrashewa vẫn nỗ lực đến cùng vì ông hiểu được sự cần thiết của điều đó. 
Quang cảnh Hội thảo góp ý dự án Luật Dữ liệu.
Luật hóa việc bảo vệ dữ liệu cá nhân
(Ngày Nay) - Đề nghị Ban soạn thảo tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành, tham chiếu các luật liên quan của Việt Nam cũng như Luật Dữ liệu các nước và quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu trong Hội thảo góp ý Dự án Luật Dữ liệu do Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 9/10.