Băng cháy - Nguồn năng lượng đủ dùng cho nghìn năm, nước nào cũng thèm muốn

Ẩn sâu dưới lòng đại dương có một nguồn năng lượng dồi dào và chưa được khai phá. Đó là băng cháy. Dù rất khó khai thác nhưng băng cháy được dự báo sẽ là tương lai của năng lượng thế giới với trữ lượng khổng lồ, đủ dùng cho hàng nghìn năm nữa.
Băng cháy là nguồn năng lượng khổng lồ của thế giới. Ảnh: USGS
Băng cháy là nguồn năng lượng khổng lồ của thế giới. Ảnh: USGS

Nguồn năng lượng khổng lồ

Băng cháy là những lớp băng có chứa khí mê-tan bị vùi sâu dưới lòng đại dương. Ở một số vị trí, trầm tích bao phủ các lớp băng và mê tan này bị ăn mòn, để lại khối trăng trắng trông như những mỏm băng trồi lên từ lòng đại dương.

Khi chặt một miếng ra, nó trông không khác gì băng bình thường, chỉ hơi khác ở chỗ là có cảm giác xèo xèo khi đặt trong lòng bàn tay. Hãy bật một que diêm và đặt lên mảnh băng này, nó không chỉ tan chảy mà còn bốc cháy. Khi hạ áp suất hoặc tăng nhiệt độ, băng cháy phân rã thành nước và rất nhiều khí mê-tan.

Trữ lượng băng cháy trên thế giới rất nhiều. Năng lượng trong băng cháy nhiều hơn tổng năng lượng của dầu, than và khí đốt toàn thế giới cộng lại. Mỗi mét khối băng cháy giải phóng 160 mét khối khí đốt. Nhờ đó, băng cháy là loại nhiên liệu cung cấp rất nhiều năng lượng.

Mỹ đã khởi động một chương trình phát triển và nghiên cứu quốc gia từ năm 1982 và tới năm 1995, nước này đã đánh giá xong trữ lượng băng cháy. Từ đó, Mỹ đã thực hiện các dự án thí điểm ở khu vực Blake Ridge ngoài khơi Nam Carolina, trên lãnh nguyên North Slope ở Alaska hay ngoài khơi Vịnh Mexico với 5 dự án vẫn đang hoạt động.

Mỹ cũng phối hợp chặt chẽ với Canada và Nhật Bản và đã có một số thử nghiệm sản xuất băng cháy thành công từ năm 1998, gần đây nhất là ở Alaska năm 2012 và nổi bật là ở bồn trũng Nam Hải ngoài khơi miền trung Nhật Bản hồi tháng 3/2017. Đây là lần đầu tiên thế giới thành công trong tách khí đốt tự nhiên ngoài khơi từ băng cháy.

Trong số những nước đang tích cực nghiên cứu băng cháy, Nhật Bản là nước có động lực lớn nhất. Nhật Bản nghèo tài nguyên thiên nhiên và là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Ông Laszlo Varro thuộc Cơ quan Năng lượng Thế giới nhận xét: “Băng cháy hoàn hảo với Nhật Bản và có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi”.

Khó khăn trong khai thác

Băng cháy không khó tìm. Các tàu nghiên cứu có thể phát hiện thấy dấu vết đặc trưng của băng cháy dưới lòng đại dương. Vấn đề khó ở đây là lấy được băng cháy và đưa nó lên mặt nước. Ông Carolyn Ruppel, Giám đốc Dự án Băng cháy thuộc Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, nói: “Có một điều rõ ràng là chúng ta sẽ không bao giờ xuống biển và đào những lớp giống như băng này”.

Băng cháy - Nguồn năng lượng đủ dùng cho nghìn năm, nước nào cũng thèm muốn ảnh 1

Lửa bốc lên từ khí thoát ra từ băng cháy được khai thác tại lỗ khoan ở bồn trũng Nam Hải ngoài khơi Nhật Bản. Ảnh: FT

Tất cả liên quan tới đặc tính vật lý. Băng cháy quá nhạy cảm với áp suất và nhiệt độ nên ta không thể chỉ đào và đưa lên mặt đất. Băng cháy thường hình thành ở độ sâu vài trăm mét bên dưới đáy biển.

Tại đây, áp suất cao hơn rất nhiều so với bề mặt và nhiệt độ gần mức 0 độ C. Khi đưa băng cháy ra khỏi điều kiện này, chúng bắt đầu tan rã trước khi ta có thể sử dụng khí mê-tan. Tuy nhiên, cũng có một số cách để khai thác mà một cách theo ông Ruppel đó là để băng cháy giải phóng khí mê tan ngay trong lòng biển, sau đó ta hút các khí thoát ra này.

Một chương trình nghiên cứu với nguồn tài trợ của Chính phủ Nhật Bản đang tìm cách thực hiện phương pháp trên. Sau một vài năm nghiên cứu sơ bộ để tìm hiểu các địa điểm có thể có băng cháy, chương trình đã thực hiện nhiệm vụ đầu tiên năm 2013. Nhóm nghiên cứu đã tìm cách sản xuất được khí đốt từ trữ lượng băng cháy bằng cách khoan một lỗ xuống lòng biển ở bồn trũng Nam Hải. Thông qua hạ áp suất trên băng cháy, nhóm nghiên cứu có thể giải phóng và thu khí đốt. Cuộc thử nghiệm diễn ra trong sáu ngày, sau đó cát đã lấp đầy và chặn miệng lỗ khoan.

Cuộc thử nghiệm thứ hai trong năm 2017 cũng được thực hiện ở bồn trũng Nam Hải. Lần này, các nghà nghiên cứu đã sử dụng hai giếng thử nghiệm. Giếng thứ nhất gặp vấn đề tương tự như lần đầu và bị cát vùi lấp sau vài ngày. Tuy nhiên, giếng thứ hai hoạt động tốt trong 24 ngày mà không gặp vấn đề kỹ thuật nào. Mặc dù các cuộc thử nghiệm được thực hiện trong thời gian ngắn nhưng cho thấy hy vọng lớn.

Theo BBC, có một số rắc rối khi khai thác băng cháy. Thứ nhất, nhiều khí mê-tan sẽ đột ngột thoát ra khỏi băng cháy vào đại dương, có thể thêm một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính vào bầu khí quyển. Thứ hai, băng cháy giải phóng nhiều nước và nhiều mê-tan do nó không ổn định, sẽ đưa nhiều nước vào lớp trầm tích dưới lòng đại dương. Quá nhiều nước có thể gây biến đổi địa chất. Một số nhà môi trường học còn sợ nó có thể gây sóng thần.

Trong lúc các nước đánh giá thêm về vấn đề an toàn trong khai thác, nguồn năng lượng khổng lồ khiến nhiều nước thèm muốn này vẫn “ngủ yên”, ít nhất trong giai đoạn 2030 - 2050.

Theo Báo Tin tức
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Tác phẩm "Ký ức Hà Nội xa 2"
Triển lãm "Khát": Dấu ấn nghệ thuật giữa lòng Hà Nội
(Ngày Nay) - Chiều ngày 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Khát" của hai nghệ sĩ: họa sĩ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công. Triển lãm là sự kết hợp độc đáo giữa hội họa và điêu khắc, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ về chủ đề "Khát".
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh
(Ngày Nay) -  Sáng 8/5 (tức 1/4 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng cùng chính quyền và nhân dân xã Cẩm Văn tổ chức dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao, y đức của vị Thánh thuốc Nam, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và khai hội truyền thống đền Bia.