Phun thuốc trừ sâu bằng… smartphone

[Ngày Nay] - Robot phun thuốc trừ sâu này có hai tính năng phun thuốc trừ sâu và thu thập dữ liệu môi trường, qua đó góp phần hỗ trợ về sức khỏe cho người nông dân.
Robot phun thuốc trừ sâu của Cường.
Robot phun thuốc trừ sâu của Cường.

Đó là ý tưởng “Robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IoT” của em Trương Xuân Cường (học sinh trường THPT Nam Đông, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Robot này giúp người nông dân có thể điều khiển mà ít tiếp xúc với thuốc trừ sâu, nhằm bảo vệ sức khỏe của họ cũng như tăng diện tích phun và giảm thời gian phun. Thiết bị đã hoạt động rất tốt, nó đã đo thông số môi trường và truyền dữ liệu lên smartphone rất nhanh. Nó sẽ rất hữu ích và giúp nền nông nghiệp huyện nhà nói riêng và cả nước nói chung tiến bộ hơn...” Trương Xuân Cường

Đề tài độc đáo và ý nghĩa của Cường đã giành giải Ba cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019 và giải Ba cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019.

Nói về lý do chế tạo ra sản phẩm, Cường cho biết, sinh ra trong gia đình thuần nông nên em hiểu rõ khó khăn mà nông dân gặp phải khi canh tác. Hiện nay, tại Việt Nam, công việc phun thuốc trừ sâu trên lúa vẫn được tiến hành theo cách truyền thống nên hiệu suất không cao và gây ảnh hưởng sức khỏe tới người nông dân. Cụ thể, nông dân  trực tiếp khuấy đều thuốc trừ sâu và trực tiếp bơm thuốc tại ruộng nên luôn tiếp xúc với thuốc. Do đó người nông dân thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu, ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.

“Từ đó, em đã lên ý tưởng và nghiên cứu đề tài Robot phun thuốc trừ sâu ứng dụng công nghệ IoT. Robot có thể được điều khiển qua công nghệ bluetooth để người nông dân tránh phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu, đồng thời, thu thập dữ liệu từ môi trường để họ có được bảng số liệu tốt nhất trong việc phun thuốc” - Cường nói.Cách lắp ráp robot khá phức tạp, chỉ cần một sai sót nhỏ, những linh kiện có thể bị chập, cháy. Vì thế, Cường đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu thiết kế, lập bản vẽ đến lắp ráp linh kiện. Nhờ sự động viên, khích lệ từ nhà trường, ngay trong lần lắp ráp đầu tiên, robot phun thuốc trừ sâu đã thành công và thể hiện những ưu điểm vượt trội.

Phun thuốc trừ sâu bằng… smartphone ảnh 1

Cường nhận giải thưởng của cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2019.

Robot phun thuốc trừ sâu của Cường có 2 chức năng chính gồm đo thông số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm không khí) đồng lúa khi phun thuốc trừ sâu bằng công nghệ IoT, rồi hiển thị lên màn hình LCD và gửi thông số lên phần mềm giám sát thông qua mạng wifi. Ngoài ra, còn điều khiển di chuyển và phun thuốc trừ sâu bằng điện thoại thông qua phần mềm điều khiển kết nối bluetooth.

Robot có hai cấu tạo chính gồm phần khung xe và bộ điều khiển hiển thị và cảm biến. Phần khung mô hình làm nhựa và foxmet chống nước, được cắt bằng CNC có độ chính xác và thẩm mỹ cao được gắn các linh kiện. Trong khi đó, bộ điều khiển hiển thị và cảm biến bao gồm LCD hiển thị các thông số, cảm biến nhiệt độ độ ẩm, mạch phát wifi… Robot được điều khiển từ xa bằng sóng RF để khuấy đều thuốc trừ sâu, di chuyển trên đồng ruộng để phun thuốc, bơm phun thuốc trừ sâu với diện tích lớn trong thời gian nhanh chóng.

Để vận hành sản phẩm, người sử dụng bật công tắc nguồn ở robot, kết nối robot với điện thoại smartphone thông qua bluetooth. Khi kết nối thành công, mở app Arduino BT Joystick để điều khiển robot và phun thuốc rồi vận hành robot này. Sử dụng pin mặt trời và điện áp sử dụng thấp, dòng tiêu thụ nhỏ nên thiết bị có thể hoạt động lâu dài mà không cần thêm nguồn phụ. App Arduino BT Joystick dùng để điều khiển robot. Trên app, ngoài nút chức năng như điều khiển robot lui tới qua trái qua phải, nó còn có chức năng phun thuốc và dừng phun thuốc.

Theo Cường, thiết bị có các ưu điểm như sử dụng các vật liệu và linh kiện điện tử dễ mua, dễ tìm kiếm, được bán rộng rãi ở các cửa hàng, thiết bị hoạt động ổn định, chính xác. Nguyên tắc hoạt động đơn giản nên người sử dụng dễ nắm bắt, tiếp thu cách sử dụng trong thời gian ngắn. Với hai tính năng gồm điều khiển từ xa và thu thập dữ liệu môi trường, robot này sẽ giúp người sử dụng tránh tiếp xúc trực tiếp thuốc trừ sâu khi bơm, đỡ tốn công sức và thu thập  dữ liệu về môi trường tốt nhất cho bên thứ 3. Cường cho hay thiết bị chạy thử nghiệm ổn định, chính xác, đảm bảo độ tin tưởng khi sử dụng. Đề tài đã thành công ngoài mong đợi của em, nó đã hoạt động khá mượt mà. Phạm vi điều khiển của robot lên đến 200 m, đây là khoảng cách khá an toàn khi người dân phun thuốc trên đồng ruộng của mình. “Robot này giúp người nông dân có thể điều khiển mà ít tiếp xúc với thuốc trừ sâu, nhằm bảo vệ sức khỏe của họ cũng như tăng diện tích phun và giảm thời gian phun. Thiết bị đã hoạt động rất tốt, nó đã đo thông số môi trường và truyền dữ liệu lên smartphone rất nhanh. Nó sẽ rất hữu ích và giúp nền nông nghiệp huyện nhà nói riêng và cả nước nói chung tiến bộ hơn...” - Cường chia sẻ.

Cường thổ lộ thêm là, mong muốn sáng tạo của em có thể giúp ích cho nhiều người. Chi phí trung bình để chế tạo một robot phun thuốc trừ sâu khoảng 3,5 triệu đồng. Chỉ cần cải tiến hệ thống chuyển động, robot có thể thích ứng với nhiều dạng địa hình khác nhau. Sắp tới em sẽ theo học một trường về công nghệ thông tin để tiếp tục theo đuổi đam mê công nghệ của mình...

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.