Khơi thông nguồn vốn tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp

Thời gian qua, ngành ngân hàng nỗ lực điều hành chính sách tiền tệ tín dụng chủ động, linh hoạt và đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất và kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp.
Nhiều chương trình tín dụng mở ra giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. (Ảnh: M.P)
Nhiều chương trình tín dụng mở ra giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. (Ảnh: M.P)

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn

Trong những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển đột phá, góp phần huy động và phát huy mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, duy trì sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Nhìn nhận vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về phát triển doanh nghiệp. 

Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, Đảng ta đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Triển khai Nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017. Theo đó, nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp đã được ban hành, triển khai để cải tạo môi trường kinh doanh và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần phát triển kinh tế tư nhân, đúng định hướng của Đảng.

Nhìn từ góc độ Nhà nước, cơ chế chính sách, khung pháp lý về phát triển doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện với nhiều chính sách ưu đãi, thu hút mọi nguồn lực cho phát triển doanh nghiệp như: Quốc hội ban hành Luật đất đai, Luật doanh nghiệp, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,... Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách với mục tiêu tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp như: Nghị quyết  số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Nghị quyết 19/NQ-CP (2014, 2016, 2017, 2018) và Nghị Quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, các Nghị định về khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp như Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP, Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, Nghị định 58/2018/NĐ-CP,...nhằm thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp và mọi thành phần kinh tế.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, thời gian qua NHNN điều hành chính sách tiền tệ tín dụng chủ động, linh hoạt và đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng phục vụ sản xuất và kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp. Xác định Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong năm lĩnh vực ưu tiên, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung vốn cho vay, quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực này thấp hơn từ 1% - 1,5%/năm so với các lĩnh vực thông thường khác. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay của TCTD theo hướng tăng cường thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm của TCTD trong việc cho vay đối với doanh nghiệp, người dân theo quy định của Luật các TCTD. Ngành Ngân hàng cũng triển khai các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn trong một số ngành, lĩnh vực như: nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao…; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, tích cực triển khai Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay mới đạt trên 3,2 triệu tỷ đồng

Từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước NHNN đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố triển khai rộng rãi trên toàn quốc Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp. Đây là một trong những diễn đàn gặt hái được nhiều thành công, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, ngành ngân hàng và doanh nghiệp đã cùng thảo luận, chia sẻ, trao đổi cởi mở, thẳng thắn, từ đó nhận diện khó khăn, vướng mắc để kịp thời có giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Đến cuối quý 2 năm 2019, toàn quốc đã có trên 1.770 hội nghị, buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp được tổ chức, qua đó tháo gỡ khó khăn cho gần 237.150 doanh nghiệp.  Tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay mới đạt trên 3,2 triệu tỷ đồng, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, 9-11%/năm đối với các khoản vay trung, dài hạn. Ngoài ra, các TCTD thực hiện các hình thức hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt quan khó khăn, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh như: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, nâng hạn mức tín dụng, điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ,… với dư nợ trên 255.000 tỷ đồng.

Ngay từ đầu năm, để tiếp tục góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ; Chỉ đạo các TCTD cân đối vốn hợp lý, tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2019, hưởng ứng lời kêu gọi của Thống đốc NHNN, một số TCTD bao gồm các Ngân hàng thương mại Nhà nước và một số Ngân hàng thương mại cổ phần lớn lớn đã giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên. Để tạo điều kiện về hoạt động cho doanh nghiệp, cuối tháng 7 vừa qua, một số Ngân hang thương mại Nhà nước và  Ngân hàng Á Châu (ACBbank), Kỹ thương (Techcombank), Quân đội (MBbank) (chiếm khoảng 57% thị phần tín dụng toàn hệ thống) tiếp tục công bố giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay áp dụng đối với các khoản vay ngắn hạn trong một số lĩnh vực ưu tiên, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc áp dụng các chương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp. 

Khơi thông nguồn vốn tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp ảnh 1

Trên 3,2 triệu tỷ đồng là số tiền ngân hàng cam kết cho vay mới hỗ trợ doanh nghiệp. (Ảnh: M.P)

Ngày 13/9 NHNN cũng đã quyết định điều chỉnh giảm 0,25% đối với loạt lãi suất điều hành từ ngày 16/9/2019. Đây là lần giảm lãi suất điều hành đầu tiên của NHNN kể từ tháng 10/2017. Có thể thấy, việc cắt giảm này được đánh giá sẽ giúp mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong nước có thêm cơ hội giảm xuống, nhất là khi hiện các ngân hàng đã và đang xuất hiện tình trạng "chạy đua" tăng lãi suất huy động. Điều này sẽ giúp khơi thông thêm dòng vốn cho kinh doanh sản xuất trong mùa cuối năm.

Tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của các chương trình, chính sách tín dụng nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngành Ngân hàngcho biết sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp; tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 35, 19/NQ-CP và Nghị quyết 02, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, các sản phẩm thế mạnh của vùng như lúa gạo, thủy sản, trái cây…; đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Cùng với đó, tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trong việc triển khai các chương trình cho vay, tích cực triển khai Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, cùng với chính quyền các địa phương tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Ngoài ra, NHNN cho biết sẽ chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và của NHNN; tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Đồng thời, khuyến khích các TCTD phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, tăng cường triển khai các sản phẩm phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá và giá cả hàng hóa nhằm giúp doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp xuất khẩu phòng ngừa rủi ro trong quá trình kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa…/.

Theo ĐCSVN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.