Không gian tái hiện giai đoạn 'chuyển mình' của mỹ thuật Việt Nam

Triển lãm đưa đến cho công chúng cái nhìn toàn cảnh về giai đoạn “chuyển mình” từ nền mỹ thuật dân gian truyền thống sang nền mỹ thuật hiện đại.
Hình ảnh lớp hội họa và điêu khắc năm 1930. (Ảnh: Bảo tàng Hà Nội)
Hình ảnh lớp hội họa và điêu khắc năm 1930. (Ảnh: Bảo tàng Hà Nội)

Triển lãm “Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng tại Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20”chính thức khai mạc vào hôm nay (10/10) tại Bảo tàng Hà Nội.

Trên 200 tư liệu, hiện vật được trưng bày tại đây là những tác phẩm hội họa, điêu khắc mang đậm dấu ấn sáng tạo của các nghệ sỹ thành danh từ trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Trong đó, nổi bật là hai bức phù điêu trên giảng đường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (tiền thân là trường Mỹ thuật Đông Dương) của Georges Khánh và Vũ Cao Đàm, bộ sưu tập tem do các cựu sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương sáng tác... 

Triển lãm đưa đến cho công chúng cái nhìn toàn cảnh về “giai đoạn vàng son”  (nửa đầu thế kỷ 20) của mỹ thuật Việt Nam. Đây là giai đoạn “chuyển mình” từ nền mỹ thuật dân gian truyền thống sang nền mỹ thuật hiện đại, tiếp thu những thành tựu của mỹ thuật phương Tây.

Một trong những dấu ấn quan trọng nhất của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ này là sự kết hợp nhuần nhuyễn của hội họa, điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng.

“Đó là một ‘cuộc cách mạng’ thẩm mỹ quan trọng vào đầu thế kỷ 20, phản ánh quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông-Tây.  Những thay đổi này không chỉ thể hiện trên các tác phẩm hội họa, điêu khắc mà còn lưu dấu ấn đậm nét trên các công trình kiến trúc, trang phục…,” đại diện ban tổ chức cho biết.

Không gian tái hiện giai đoạn 'chuyển mình' của mỹ thuật Việt Nam ảnh 1

Một trong những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm. (Ảnh: BTC)

Ngoài ra, nhiều hình ảnh, tài liệu về những dấu ấn của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (nơi đào tạo nên nhiều họa sỹ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc tài năng hàng đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam) cũng được giới thiệu tại triển lãm.

Triển lãm “Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng tại Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20” là sự kiện trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2019). Dự kiến, chương trình kéo dài đến hết ngày 15/3/2020./.

Theo TTXVN
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.