Khung giá 'đất vàng' Hà Nội chính thức tăng gấp đôi

Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua bảng giá đất năm 2015 trên cơ sở đệ trình của UBND thành phố.
Khung giá 'đất vàng' Hà Nội chính thức tăng gấp đôi
Theo đó, mức giá đất ở cao nhất tại Hà Nội là 162 triệu đồng/m2, áp dụng tại phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lê Thái Tổ thuộc quận Hoàn Kiếm và thấp nhất là 480.000 đồng/m2, áp dụng tại khu vực nông thôn của một số huyện ngoại thành.
Như vậy, giá đất ở tại Hà Nội đã được điều chỉnh tăng gấp đôi, đạt mức trần so với khung do Chính phủ quy định. Bảng giá này được Hà Nội áp dụng từ 1/1/2015 đến 31/12/2019.
Đối với đất nông nghiệp, giữ nguyên như năm 2014, trong đó giá đất trồng lúa, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản có giá tối đa 162.000 đồng/m2, giá tối thiểu là 36.000 đồng/m2; giá đất trồng cây lâu năm có giá tối đa là 189.600 đồng/m2, giá tối thiểu là 54.400 đồng/m2; giá đất rừng có giá tối đa là 60.000 đồng/m2, giá tối thiểu 30.000 đồng/m2.
Giá đất nông nghiệp tại các phường thuộc quận có giá tối đa là 252.000 đồng/m2, giá tối thiểu 162.000 đồng/m2; giá đất nông nghiệp khu vực giáp ranh có giá tối đa 162.000 đồng/m2, giá tối thiểu 135.000 đồng/m2.
Khung giá 'đất vàng' Hà Nội chính thức tăng gấp đôi - anh 1

Khung giá đất tại phố Hàng Ngang, Hàng Đào chính thức tăng từ 81 triệu đồng/m2 lên 162 triệu đồng/m2 từ 2015.

Đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, trừ thương mại, dịch vụ điều chỉnh tăng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại, dịch vụ so với năm 2014 tại các thị trấn của các huyện có giá tối thiểu từ 525.000 đồng/m2 lên 655.000 đồng/m2.
Điều chỉnh tăng giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải thương mại, dịch vụ so với năm 2014 tại khu dân cư nông thôn có giá tối thiểu từ 280.000 đồng/m2 lên 315.000 đồng/m2...
Theo UBND thành phố, việc áp dụng bảng giá đất mới cho giai đoạn 5 năm, từ 1/1/2015 đến 31/12/2019 đáp ứng yêu cầu giảm dần sự chênh lệch với mặt bằng giá thị trường, góp phần thiết lập cơ chế chính sách đồng bộ trong quản lý đất đai, giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và người có nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư.
Năm 2009, giá các loại đất trên địa bàn bằng mức giá tối đa của Chính phủ quy định. Từ năm 2010 đến nay, giá các loại đất trên địa bàn đã đạt và vượt khung giá tối đa của Chính phủ cho phép là 20%, song vẫn thấp hơn giá thị trường.
Riêng đối với các khu vực thuộc "đất vàng", mức giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường thường cao hơn từ 5 đến 7 lần so với khung giá đất. Đơn cử như phố Hàng Ngang, Hàng Đào đang được giới đầu tư định giá và rao bán từ 500 đến 600 triệu đồng/m2. Các tuyến phố chính khác có giá từ 150 đến 200 triệu đồng/m2.

Theo VnEconomy

Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.